Website , Cảng Hải Sản là nơi giao dịch mua bán hải sản tươi sống giữa chủ tàu và các thương lái thu mua,vựa phế liệu Quang Đạt , đối tác của https://gvlawyers.com.vn with hải sản - Đối tác của https://dichvuchuyennhatrongoi.org ; https://muaphelieu24h.net/ ; https://dichvuchuyendo.net/dich-vu-chuyen-nha ; giá phế liệu 247 ;

Bị Ngộ Độc Hải Sản Phải Làm Sao? Triệu Chứng & Cách Chữa Trị

bị ngộ độc hải sản thì phải làm sao

Bị ngộ độc hải sản phải làm sao? Đối với những người có hệ miễn dịch yếu thì rất dễ bị ngộ độc hải sản. Khi gặp phải trường hợp này thì người bệnh cần phải được chữa trị kịp thời để bảo toàn tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc triệu chứng của bệnh và cách điều trị hiệu quả nhất.

Ngộ độc hải sản nguy hiểm như thế nào?

Ngộ độc hải sản chỉ xảy ra khi bạn ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc có chứa các chất độc hại khác. Hơn nữa, nếu những loại hải sản đã bị ôi thiu hoặc chưa nấu chín thì cũng có thể dẫn tới việc bị ngộ độc. Ngộ độc hải sản cũngcó thể xảy ra với bất kỳ ai, dù là ở độ tuổi hay giới tính nào.

Ngộ độc hải sản có hai dạng: một là ngộ độc cấp tính xảy ra rất đột ngột (thường xảy ra ngay sau khi ăn), còn dạng thứ hai là ngộ độc mãn tính (chất độc dần dần tích tụ lâu ngày trong cơ thể kết hợp với việc ăn hải sản sai cách khiến căn bệnh xuất hiện với các biểu hiện không rõ ràng, ngộ độc mãn tính nguy hiểm hơn ngộ độc cấp tính vì có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau).

Các triệu chứng ngộ độc hải sản

Tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà thời gian xuất hiện ngộ độc hải sản kể từ thời điểm ăn sẽ khác nhau. Có người chỉ cần mất vài phút, nhưng cũng có người mất đến vài tiếng, thậm chí là một ngày thì bệnh mới phát tác. Dù là sớm hay muộn thì những biểu hiện của ngộ độc hải sản đều giống nhau. Cụ thể:

Khó chịu trong bụng và buồn nôn

Cảm giác này sẽ là một triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Sau khi ăn cua, tôm, nghêu, sò, … có chứa các vi khuẩn, nấm, hóa chất thì chúng sẽ tấn công vào trong cơ thể. Lúc này hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách kích thích cảm giác buồn nôn để thải hết các chất độc tố ra ngoài.

Nếu lượng chất độc trong cơ thể quá lớn thì người bệnh sẽ bị nôn thốc rất nặng. Còn với lượng chất độc ít hơn thì vẫn nôn và buồn nôn như bình thường. Khi mà nôn ra quá nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải. Sau khi đã nôn ra hết thực phẩm đã ăn trước đó thì người bệnh tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, thậm chí không ăn gì cũng nôn.

Đau bụng và tiêu chảy

Đây cũng là một triệu chứng không thể thiếu của chứng ngộ độc hải sản. Khi những tác nhân hoạt động mạnh dần lên thì cũng là lúc bạn cảm thấy bụng bị đau, sôi bụng, thậm chí có những cơn co rút ở khu vực bụng trên. Không được chủ quan khi những triệu chứng này kéo dài quá lâu.

Ăn hải sản bị tiêu chảy thường xuất hiện cùng lúc với các cơn đau bụng. Người bệnh sẽ cảm thấy bụng sôi ùng ục và buồn đi đại tiện liên tục. Nếu ngộ độc hải sản do các vi khuẩn Shigella, Campylobacter, Salmonella hoặc vi khuẩn E. coli gây ra thì có thể sẽ có máu ở phân.

Cũng giống như triệu chứng buồn nôn, đau bụng tiêu chảy nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt, ngất xỉu và mất nước nghiêm trọng.

Thân nhiệt tăng

Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự gia tăng thân nhiệt một cách rất bất thường. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì theo các nhà khoa học sở dĩ thân nhiệt tăng cao là để ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, nếu kéo dài quá lâu thì hãy nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đau nhức đầu

Chóng mặt hoặc đau nhức đầu là một triệu chứng có thể kéo dài trong vài giờ trong và sau khi người bệnh bị ngộ độc. Tùy vào mức độ ngộ độc mà các cơn đau sẽ nặng hay nhẹ. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này có thể do các vi khuẩn, virus hoặc do mất sức, mất nước sau khi nôn mửa, tiêu chảy.

cách chữa chứng ngộ độc hải sản

Cách chữa trị ngộ độc hải sản hiệu quả nhất

Ngộ độc hải sản nên ăn gì? Sau khi đã nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài thì cần áp dụng một số biện pháp để bù nước, bù chất điện giải giúp cơ thể được cân bằng ổn định. Đó là:

Dùng gừng

Gừng là biện pháp khắc phục ngộ độc tại nhà vô cùng hiệu quả. Gừng sẽ giúp giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy hơi, đau bụng, cơn ho. Lưu ý là bạn không nên sử dụng gừng cho trẻ dưới 2 tuổi bị ngộ độc. Bạn có thể lấy củ gừng tươi đem rửa sạch và giã nát, đem nấu với 1 bát nước sôi để uống vào sẽ rất hiệu nghiệm. Hoặc có thể sử dụng trà gừng túi lọc để tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng kết hợp với đậu xanh, lá tía tô để nấu ăn cũng rất tốt.

Dùng mật ong

Mật ong được xem như là một chất kháng sinh tự nhiên có tính kháng khuẩn; tiêu diệt các loài vi khuẩn có hại và giảm bớt ngứa da; tăng cường hệ miễn dịch; tăng sức đề kháng cho cơ thể. Để chữa chứng ngộ độc hải sản bằng mật ong bạn hãy dùng thêm gừng để tăng thêm hiệu quả. Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi cùng 1/2 muỗng cà phê mật ong cho người bị ngộ độc uống để giúp giảm bớt các vấn đề về đường tiêu hóa.

Dùng chanh tươi

Chanh là một trong những phương pháp chữa chứng ngộ độc hải sản nhanh nhất, đặc biệt là những người ngộ độc tôm. Khi có biểu hiện của ngộ độc thì hãy ngay lập tức rót một ly nước ấm và cắt một quả chanh tươi vắt lấy nước cốt, quấy thật đều và uống ngay. Lượng vitamin C dồi dào có trong chanh với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa sẽ giúp giảm triệu chứng tức thì.

Sau khi thực hiện các cách này mà vẫn không thuyên giảm và bạn vẫn có cảm giác nôn hoặc khó nuốt thường xuyên thì cần phải ngay lập tức tới cơ sở y tế gần nhất.

Lời kết

Với những người bị ngộ độc hải sản nặng và có những dấu hiệu bất thường thì nên kết hợp chặt chẽ giữa việc điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ và các phương pháp trên. Điều quan trọng là cần phải đề phòng cũng như phát hiện sớm những biểu hiện ngộ độc hải sản ở người bệnh để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm hơn và ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.

Bị ngộ độc hải sản phải làm sao? Những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trên đây cho bạn đọc hi vọng sẽ là câu trả lời cho điều thắc mắc này. Hãy ghi nhớ lại nhằm sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chuyên mục Cảng Hải Sản.

Xem thêm: Ăn cá ngừ sống có tốt cho sức khỏe không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

035.675.1234