Website , Cảng Hải Sản là nơi giao dịch mua bán hải sản tươi sống giữa chủ tàu và các thương lái thu mua,vựa phế liệu Quang Đạt , đối tác của https://gvlawyers.com.vn with hải sản - Đối tác của https://dichvuchuyennhatrongoi.org ; https://muaphelieu24h.net/ ; https://dichvuchuyendo.net/dich-vu-chuyen-nha ; giá phế liệu 247 ;

Cách Nhận Biết & Phòng Ngừa Ngộ Độc Hải Sản Ở Trẻ Em

ngộ độc hải sản ở trẻ em

Do sức đề kháng yếu nên trẻ nhỏ luôn là đối tượng thường có nguy cơ cao bị ngộ độc hải sản. Là cha mẹ, bạn nên sớm tìm hiểu về tình trạng ngộ độc hải sản ở trẻ em để biết cách can thiệp kịp thời nếu chẳng may bé cưng rơi vào tình huống này.

Ngộ độc hải sản là mối đe dọa thường trực đối với tất cả mọi người, tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi lại là đối tượng dễ bị tấn công nhất do hệ miễn dịch vẫn còn non kém, không đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây hại. Trẻ bị ngộ độc hải sản cần phải được chăm sóc như thế nào? Làm thế nào để có thể hạn chế nguy cơ ngộ độc ở trẻ? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Ngộ độc hải sản ở trẻ xuất phát từ nguyên nhân nào?

Nguyên nhân chính gây ngộ độc hải sản là do trẻ ăn phải các hải sản bị nhiễm khuẩn, nhiễm chất hóa học hoặc nhiều yếu tố gây hại khác. Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, ngoài ra còn có virus, ký sinh trùng và các độc tố tự nhiên như chất bảo quản, chất ép trái cây chín nhanh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia…

Trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nếu bạn lơ là, thiếu chú ý trong khâu lựa chọn, chế biến thức ăn cho trẻ. Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh tay kém, không có thói quen rửa tay thường xuyên ở trẻ nhỏ lẫn người lớn cũng là một trong những yếu tố khiến trẻ dễ bị ngộ độc.

triệu chứng ngộ độc hải sản ở trẻ em

Triệu chứng ngộ độc hải sản ở trẻ

Ngộ độc hải sản thường rất dễ phát hiện bởi các biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày kể từ khi trẻ đã ăn hoặc uống hải sản bị nhiễm độc. Triệu chứng chính của ngộ độc hải sản ở trẻ em là tiêu chảy, đi kèm với nôn ói. Tình trạng nôn mửa này có thể kéo dài khoảng 1 ngày, trong khi tiêu chảy thường kéo dài lâu hơn, thậm chí là 1 tuần hoặc lâu hơn. Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau bụng

Tình trạng tiêu chảy và nôn ói kéo dài có thể gây mất nước. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, có thể gây mất nước nghiêm trọng và kiệt sức rất nhanh. Không những vậy, mất nước, mất chất điện giải còn rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu mất nước sau, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay:

  • Lừ đừ
  • Đi tiểu ít
  • Mắt trũng
  • Miệng khô
  • Yếu tay chân
  • Ngủ gà, ngủ gật
  • Lưỡi và môi khô
  • Ít nước mắt khi khóc
  • Tỏ ra bứt rứt, khó chịu
  • Bàn tay hoặc chân lạnh
  • Da nhợt nhạt hoặc nổi bông
  • Thở nhanh và thường thở dốc

Làm gì khi trẻ bị ngộ độc hải sản?

Chú ý tình trạng nôn của trẻ

Khi trẻ bị nôn, cần lưu ý tư thế cho trẻ nằm đầu thấp, nghiêng sang một bên, tránh nằm ngửa vì nguy cơ hít dịch nôn vào phổi gây tắc nghẽn đường thở sẽ rất nguy hiểm tính mạng. Một số trẻ nhỏ lúc ngủ cũng có thể bị nôn vọt, tuy nhiên nôn trong tư thế nằm như vậy cũng rất nguy hiểm, dịch nôn có thể bị sặc lên mũi rồi xuống phổi, do đó, bạn cần phải chú ý quan sát để điều chỉnh tư thế nằm cho trẻ. Khi trẻ nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi của trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

cách chữa chứng ngộ độc hải sản

Bù nước, điện giải

Tiêu chảy và nôn mửa có thể khiến cơ thể trẻ mất nước nghiêm trọng, rối loạn điện giải trầm trọng. Nếu không được bù nước một cách kịp thời, trẻ sẽ dần mệt lả, suy kiệt, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để tránh đi tình trạng này, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc uống dung dịch oresol. Tuy nhiên, bạn cần phải pha oresol theo đúng hướng dẫn, cho trẻ uống từ từ, từng chút một, không ép trẻ uống quá nhiều vì như vậy có thể khiến bé lại bị nôn vọt ra ngoài.

Cho trẻ ăn thức ăn mềm

Bạn nên cho trẻ nhỏ ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động trở lại bình thường. Với những bé còn bú sữa mẹ, bạn nên tiếp tục cho bé bú và bú nhiều hơn so với lúc trước. Đặc biệt, tránh cho trẻ ăn các loại hải sản khó tiêu như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, hoặc chưa được nấu chín kỹ… Tôm, cua, cá cũng là hải sản cần tránh trong giai đoạn này, bởi cơ thể đang duy trì trạng thái chống lại các độc tố nên sẽ khó dung nạp được lactose, dẫn đến những chứng đầy bụng, khó tiêu.

Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy

Với những trường hợp tiêu chảy do ngộ độc hải sản ở trẻ em, không quen thức ăn mới hoặc ăn những món kỵ nhau…, bạn không cần phải vội cho trẻ uống thuốc bởi chỉ cần lượng thức ăn này được tống hết ra ngoài là bệnh sẽ tự động khỏi. Nếu uống thuốc, vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc có thể sẽ lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, làm cho trẻ càng cảm thấy đầy hơi, chướng bụng.

Tránh hoạt động mạnh

Việc rơi vào tình trạng tiêu chảy và nôn mửa thường xuyên sẽ khiến cơ thể trẻ vô cùng mệt mỏi. Chính vì vậy, bạn nên để bé nghỉ ngơi một cách hợp lý. Những hoạt động mạnh trong lúc này sẽ càng làm bé thêm mệt mỏi và dễ gặp phải những chấn thương.

Lời kết

Đưa trẻ nhỏ đi khám ngay nếu trẻ có những dấu hiệu nặng như nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt mỏi, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh cùng các dấu hiệu khác như sốt cao, phân ra có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.

Thông thường, trẻ sẽ hồi phục lại hoàn toàn sau từ 1 – 5 ngày. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ đi học lại, bạn cần đưa trẻ đi khám để xác định chắc chắn trẻ đã hoàn toàn hồi phục hay chưa.

Xem thêm: Cá đuối có độc không? Cá đuối làm món gì ngon?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

035.675.1234