Sá sùng khô là loại sá sùng sau khi được bắt về rửa sạch thì tiếp tục đem phơi khô, sá sùng khô không có vị giòn sần sật đặc trưng của sá sùng tươi nhưng bù lại nó có hương vị khá đậm đà, hấp dẫn và có thể được chế biến thành nhiều món ăn. Cụ thể như:
Sá sùng nướng
Giống như nhiều loại hải sản khô khác, bạn cũng có thể nướng sá sùng. Sá sùng khô có cách nướng khá đơn giản, nhưng thành quả thu về thì “ngon miễn bàn”. Sá sùng nướng ngon rất hơn nhiều so với các loài hải sản khô nướng khác như mực hay cá chỉ,…
- Bước 1: Dùng một nồi sắt, đổ cồn nướng và cho sá sùng vào trộn sao cho cồn bám đều sá sùng. (Chú ý: Không cho quá nhiều cồn sẽ khiến cho sá sùng bị mềm, nướng không ngon và rất có hại cho sức khỏe)
- Bước 2: Châm lửa để nướng sá sùng. Dùng đũa đảo liên tục cho cồn cháy hết và sá sùng đã chín hẳn, không bị thừa cồn
Đặc biệt, sá sùng nướng nên ăn kèm với muối ớt vắt chanh để cảm nhận đúng vị.
Sá sùng tươi nấu cháo
Cháo sá sùng tươi có tác dụng rất tốt trong việc lợi sữa, bổ dương, giải nhiệt, tốt cho cả mẹ mang thai, người lớn và trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ ăn cháo sá sùng tươi sẽ hấp thu được nhiều các chất dinh dưỡng, phát triển cơ thể tốt và cứng cáp hơn. Tuy nhiên, do cháo sá sùng tươi sử dụng sá sùng nguyên con nên thường không được dùng cho trẻ quá nhỏ.
Nguyên liệu
- Sá sùng tươi: 0,5 Kg (Nếu có thể bạn nên mua loại đã được làm sạch sẵn)
- Xương sườn heo tươi 0.5 Kg
- Gừng, hành lá, ớt, nước mắm, gia vị
- Gạo tẻ, Gạo nếp (Bạn có thể chỉ sử dụng gạo tẻ, gạo nếp cho vào sẽ giúp cháo thêm sánh hơn)
- Rau xanh: Rau dền hoặc rau cải
- Quẩy (nếu thích)
Cách làm
- Bước 1: Làm sạch sá sùng, nếu bạn mua được sá sùng đã làm sạch thì hãy bỏ qua bước này nhé. Nếu sá sùng chưa được làm sạch, bạn hãy cắt bỏ đầu sá sùng, nắn hết cát, lộn ra và rửa thật sạch. (Chú ý chà sạch vì sá sùng nếu còn sót cát nếu ăn sẽ bị sạn, mất ngon).
- Bước 2: Xương sườn chần sơ qua, đổ nước trần đi sau đó cho xương sườn cùng sá sùng vào nồi áp suất ninh đến khi xương và sá sùng chín mềm.
- Bước 3: Gạo vo sạch, cho vào ninh cùng nước dùng xương và sá sùng đến khi chín nhừ và nở bung. Trong suốt quá trình ninh thêm gia vị hạt nêm nước mắm tùy khẩu vị.
- Bước 4: Khi cháo sá sùng đã nấu chín nhừ, thêm rau xanh rửa sạch, đảo đều cho chín tái rồi tắt bếp
- Bước 5: Múc cháo sá sùng ra bát, thêm hạt tiêu, quẩy, ăn cùng nước mắm gừng và ớt xay.
Sá sùng khô nấu cháo
Sá sùng tươi được bán quanh năm, tuy nhiên nó chỉ ngon nhất khi bắt vào mùa hè bởi đây là mùa sá sùng. Chính vì vậy, ngoài cách nấu cháo sá sùng tươi thì cháo sá sùng khô cũng được ra đời, nhằm đáp ứng được nhu cầu của những người xa biển hoặc vào các mùa không có sá sùng tươi ngon. Đặc biệt, sá sùng khô rất thích hợp để nấu cháo dành cho trẻ ăn dặm. Để nấu cháo sá sùng khô, ta thực hiện như sau:
Nguyên liệu
- Sá sùng khô: 25g
- Gạo tẻ: 100g
- Rau xanh
- Nước mắm
Cách làm
- Bước 1: Gạo tẻ vo sạch rồi cho vào nồi ninh cho đến khi gạo mềm, nở bung
- Bước 2: Sá sùng khô cắt vòi, làm sạch sau đó cho vào chảo rang giòn, xay thành bột.
- Bước 3: Rau xanh rửa sạch rồi thái nhỏ
- Bước 4: Đun sôi cháo đã nấu chín sau đó cho sá sùng và rau xanh vào nấu cùng, thêm nước mắm vào cho vừa ăn. (Nếu bạn là người lớn thì có thể rắc thêm hạt tiêu lên cháo ăn sẽ rất thơm).
Có thể bạn quan tâm: https://canghaisan.com/huong-dan-che-bien-mon-tom-tit-chay-toi-dung-cach/
Sá sùng nấu phở
Nguyên liệu
- 2 lạng sá sùng
- Xương bò 1kg hoặc 1 đuôi bò
- 1 kg thịt bò
- 1 củ gừng
- 3 củ hành hương
- 5 cánh hồi
- 1 thanh quế
- 1 thảo quả
- Nước mắm, gia vị
- Bánh phở
- Rau thơm, hành hoa
- Hạt tiêu, ớt, chanh
Cách làm
- Đuôi bò đem lọc bỏ da sau đó chặt thành khúc dài khoảng 2 đốt tay
- Gừng, hành hương, cánh hồi, thảo quả tất cả đem nướng sơ qua
- Sá sùng cắt thành từng khúc nhỏ chừng 2 đốt tay, cho vào chảo đảo đều để tơi hết cát ra. Có thể lấy kéo cắt dọc theo thân để chắc chắn rằng đã loại bỏ được hết cát có bên trong sá sùng.
- Thịt bò đem rửa sạch, cho nước vào nồi ngập xâm xấp thịt rồi luộc sơ qua, bỏ đi lần nước đầu rồi vớt thịt bò ra
- Cho sá sùng, thịt bò và xương vào luộc trong một cái nồi. Nêm gia vị và nước mắm, ban đầu nên nêm ít rồi sau khi nồi
- Nước dùng đã sắp hoàn thành, bạn nêm nếm lại một lần nữa cho phù hợp với khẩu vị ăn. Cho lửa to, đợi đến khi nước đã sôi rồi cho hoa hồi, quế, thảo quả, hành hương, gừng vào.
- Tùy theo kích cỡ của miếng thịt bò mà thời gian đun khác nhau, đun thịt bò đến khi thịt mềm (bạn có thể dùng đũa xâm thử vào miếng thịt, nếu đâm qua một cách nhanh chóng thì miếng thịt đã chín rồi nhé). Vớt thịt bò ra, để nguội bớt rồi thái mỏng, to bản thành từng miếng.
- Sau đó vớt hồi, quế, rau mùi ra để riêng.
- Tiếp tục ninh xương bò/đuôi bò cho nhừ hẳn, khi xương và sá sùng đã ra hết chất ngọt vào nước dùng thì nêm lại gia vị lần nữa cho vừa rồi vặn nhỏ lửa.
- Bánh phở đem chần qua với nước sôi
- Xếp phở vào bát, xếp thịt bò đã thái mòng lên phía trên, rải hành cùng rau mùi rồi chan nước dùng vào bát
- Rắc hạt tiêu, cho ớt, cho chanh vào để tạo thêm hương vị, nên ăn khi còn nóng.
Lời kết
Như vậy là bạn đã có một món sá sùng nướng thơm ngon có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn rồi đấy. Thật đơn giản đúng không nào.
Trên đây là các cách làm món sá sùng tươi và khô đơn giản, dễ thực hiện nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây là hữu ích. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: https://canghaisan.com/huong-dan-che-bien-oc-huong-sot-trung-muoi/