Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được chu kỳ lột xác của cua mà bạn chưa biết nhé.
Quá trình lột xác của giáp xác
Sự lột xác, mặc dầu chỉ chiếm một tỉ lệ ngắn của toàn thể một chu kỳ, nhưng là thời kỳ có một số nguy hiểm, và tử vong thì thường cao ở thời điểm này. Các nguồn nguy hiểm tăng gấp 3 lần thuộc cơ học, sinh lý và sinh học.
Khó khăn cơ học có thể được hiểu trong một việc thoát khỏi vỏ cũ, các phần ngoài nở to của càng của nhiều decapod hàm chứa một vấn đề nguy hiểm vô cùng đặc biệt.
Những vấn đề sinh lý gia tăng từ những thay đổi vô cùng đáng kể các tỉ lệ ion và nồng độ ion tổng cộng của dịch cơ thể lúc lột xác, từ sự pha loãng được tạo ra bởi việc hấp thu nước vào trong các tế bào, và từ những thay đổi về tính thấm của bề mặt cơ thể.
Cuối cùng, ngay cả nếu vượt qua tất cả các khó khăn trên, con vật vẫn phải tránh những chú ý của địch hại có ưu thế cho tới khi vỏ mới đã đủ cứng một cách hiệu quả để thực hiện việc trốn thoát hay có thể đối đầu. Bất cứ người nào đã từng cố gắng giữ những con cua trong một bể kính sẽ nhận thức về khó khăn phải chịu đựng của bất cứ cá thể nào không đủ sự may mắn để lột xác trong sự hiện diện của các đồng loại của nó.
Quá trình lột xác của cua
Trong giai đoạn phát triển từ ấu trùng cho đến khi trưởng thành loài cua phải trải qua nhiều lần lột xác.
Loài cua và những loài động vật giáp xác có phần cơ thể được bao bọc với một bộ xương ngoài bằng kitin. Nhờ thấm canxi và vôi hóa nên lớp vỏ của cua vô cùng cứng cáp. Trong khi lớp vỏ là cố định còn các động vật giáp xác lớn lên theo thời gian, nên lớp vỏ này phải được thay thế theo định kỳ trong quá trình biến thái (từ dạng ấu trùng bơi tự do cho đến khi trưởng thành) hoặc đơn giản là khi chúng phát triển nhô ra bên ngoài lớp vỏ.
Trước khi lột xác, một con cua thường hấp thụ lượng canxi từ lớp vỏ cũ, sau đó tiết ra enzyme để tách lớp vỏ cũ ra khỏi lớp da hoặc lớp biểu bì. Lớp da này sẽ được bao bọc bởi một lớp vỏ mới, mềm hơn và mỏng hơn so với lớp vỏ cũ.
Trước khi lột xác một ngày, cua bắt đầu hấp thụ lớp nước biển, cơ thể bắt đầu phồng lên như một quả bóng. Việc làm này giúp chúng mở rộng lớp vỏ cũ và tách ra một đường nứt nhỏ chạy khắp cơ thể.
Con cua sau đó sẽ tự rút lớp vỏ cũ bằng cách đẩy ra và thu lại các phần cơ thể nhiều lần, cho đến khi rút phần chân trước và hoàn toàn tách ra khỏi lớp vỏ cũ. Quá trình thay vỏ mới của một con cua thường kéo dài trong vòng khoảng 15 phút.
Để phát triển, một con cua phải trải qua rất nhiều lần lột xác biến thái. Thời gian giữa những lần lột xác có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn. Ấu trùng có thể lột xác trong vòng 3 đến 5 ngày một lần. Cua lớn lột xác để phát triển thường từ nửa tháng đến một tháng một lần. Trong quá trình lột xác, cua có thể mất một số bộ phận như chân, càng, tuy nhiên cua có thể tái sinh được những bộ phận này trong những lần lột xác tiếp theo.
Các điều kiện bên ngoài
Ánh sáng
Như ở những sinh vật khác, cả hai cường độ và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến giáp xác. Nếu giai đoạn tiền lột xác được khởi đầu trong một thời gian tối ổn định, ánh sáng có thể ngừng trong quá trình.
Một số giáp xác, hầu như sự lột xác không xảy ra trong sự ổn định; những thời kỳ chiếu sáng ngày dài hơn ở thời gian bình thường sẽ gia tăng hoạt động lột xác.
Nhiệt độ
Không giống như ánh sáng hay những việc biến đổi môi trường khác. Nhiệt độ có thể có cả hai ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên chính sự lột xác và những quá trình kiểm soát lột xác. Vì phần lớn quá trình trao đổi chất sẽ tỉ lệ thuận với nhiệt độ và hoạt động lột xác của giáp xác cũng thường gia tăng với việc tăng nhiệt độ, có lẽ là do cường độ trao đổi chất của con vật đã được thúc nhanh.
Sự lột xác được tạo ra bởi sự loại cuống mắt xảy ra nhanh hơn ở các nhiệt độ cao hơn. Như vậy nhiệt độ ảnh hưởng trên toàn thể sự lột xác, không những sự khởi đầu lột xác mà còn có thời gian của chu kỳ lột xác một khi nó đã được khởi đầu (L.M. Passano, 1958, không xuất bản).
Như vậy sự khởi đầu lột xác bị ảnh hưởng nhiều hơn tại giai đoạn tiền lột xác. Một điều thú vị là sự lột xác một khi đã được khởi đầu, có thể tiếp tục ở những nhiệt độ quá cao, mà ở nhiệt độ này sẽ ức chế sự khởi đầu lột xác.
Các điều kiện bên ngoài khác
Rõ ràng sự lột xác bị trì hoãn khi các con cua cái mang trứng. Sự hiện diện của các phôi đang phát triển trên các chân bơi ngăn chặn sự khởi đầu lột xác ở trong một số trường hợp, và sự lột xác thường chỉ bị trì hoãn cho tới khi sau thải trứng.
Ðộ mặn sẽ không có ảnh hưởng trên sự khởi đầu tiền lột xác. Có lẽ độ mặn thấp hay cao ảnh hưởng đến các cơ chế kiểm soát sự thành thục mà không bị ảnh hưởng đến các cơ chế kiểm soát sự lột xác, nếu những cơ chế này là phân biệt.
Xem thêm:
- Tìm hiểu đặc điểm và tập tính của tôm hùm
- [Khám phá] Tổng hợp tất tần tật các loại tôm ở Việt Nam
- 100g tôm có bao nhiêu calo, protein? Ăn tôm có mập không?