Cá ngừ thường được phục vụ phổ biến tại các nhà hàng nhật và cửa hàng sushi. Loài cá này có nhiều chất bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng câu hỏi được đặt ra ở đây là “Ăn cá ngừ sống có tốt không?”. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này cũng như xem xét các mối nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn cá ngừ sống và làm thế nào để thưởng thức chúng một cách an toàn nhé.
Giá trị dinh dưỡng của cá ngừ
Cá ngừ là loại cá nước mặn được sử dụng phổ biến tại các nhà hàng trên toàn thế giới. Có một số loại cá ngừ phổ biến bao gồm cá ngừ vằn, albacore, yellowfin, bluefin và bigeye. Chúng có rất nhiều kích cỡ, màu sắc và thậm chí mùi vị khác nhau.
Cá ngừ là loại protein nạc rất bổ dưỡng. Trên thực tế, 2 ounce (56 gram) cá ngừ sống chứa khoảng:
- Calo: 70 gram
- Carbs: 0 gram
- Protein: 13 gram
- Chất béo: 2 gram
Hầu hết chất béo trong cá ngừ đến từ axit béo omega-3 (DHA, EPA), rất cần thiết cho chức năng của cơ quan não và tim.
Cá ngừ có chứa một số dưỡng chất thiết yếu như sắt, kali và vitamin B. Ngoài ra, chúng là một nguồn selenium tuyệt vời. Selenium là một khoáng chất vi lượng hoạt động như một chất chống oxi hóa, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim và một số bệnh mãn tính khác.
Cá ngừ sống là một thành phần phổ biến trong các món sushi và sashimi – là những món ăn rất nổi tiếng của Nhật Bản.
Nhiều chất dinh dưỡng là thế nhưng cá ngừ vẫn tồn tại nhiều nguy hiểm nhất định, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem đó là gì nhé.
Nguy hiểm khi ăn cá ngừ không dúng cách
Có thể nhiễm ký sinh trùng
Mặc dù cá ngừ có nhiều chất bổ dưỡng, nhưng ăn sống có thể mắc nhiều rủi ro tiềm ẩn. Điều này là do cá ngừ sống có thể chứa ký nhiều sinh trùng, chẳng hạn như Opisthorchiidae và Anisakadie gây bệnh ở người.
Tùy thuộc vào từng loại ký sinh trùng trong cá ngừ sống có thể gây ra các bệnh lây truyền qua thực phẩm, như bị nhiễm trùng đường ruột gây ra các bệnh tiêu chảy, nôn mửa, sốt và các triệu chứng khác có liên quan.
Một nghiên cứu cho thấy khoảng 64% mẫu cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương từ vùng biển Nhật Bản bị nhiễm Kudoa hexapuncata – một loại ký sinh trùng gây ra chứng bệnh tiêu chảy ở người. Một nghiên cứu khác ghi nhận kết quả tương tự, các mẫu của cả cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây vàng từ vùng biển Thái Bình Dương có chứa các loại ký sinh trùng khác từ họ Kudoa là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.
Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ cá ngừ sống tùy thuộc vào nơi đánh bắt. Hầu hết các ký sinh trùng có thể bị tiêu diệt bằng cách nấu chín hoặc đông lạnh ở nhiệt độ thấp. Do đó, có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm kí sinh từ cá ngừ sống bằng các xử lý và chế biến một cách phù hợp.
Có thể chứa nhiều thủy ngân
Một số loại cá ngừ có thể chứa nhiều thủy ngân. Đây là một kim loại nặng xuất hiện trong nước biển bị ô nhiễm. Thủy ngân tích lũy trong cá ngừ theo từng khoảng thời gian.
Những loài cá ngừ lớn, như albacore, yellowfin, bluefin và bigeye, thường có hàm lượng thủy ngân cao. Hầu hết các cá ngừ sống được sử dụng phổ biến trong món sushi và sashimi đều sử sụng các loài cá trên. Một số nghiên cứu đã thử nghiệm 100 mẫu sushi cá ngừ sống ở vùng đông bắc Hoa Kỳ cho thấy, hàm lượng thủy ngân trung bình trong các mẫu thử nghiệm đã vượt quá giới hạn khuyến nghị hằng ngày.
Ăn cá ngừ sống như thế nào cho đúng?
Nguyên liệu ăn kèm cá ngừ sống
- Thịt cá ngừ đại dương tươi, chọn phần thân cá.
- Các loại rau: rau cải, tía tô
- Các loại củ: Củ gừng, củ tỏi
- Các loại quả: Xoài, trái chuối chát non, ớt
- Các loại gia vị đường, bột ngọt.
- Các loại nước chấm: Nước tương ớt, xì dầu
- Bánh tráng cuốn (bánh đa mỏng).
- 1 tuýp mù tạt
Cách làm món ăn kèm cá ngừ sống
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu ăn cá ngừ sống
- Tốt nhất là bạn nên chọn những con cá ngừ còn tươi vừa mới đánh bắt về để ăn sống. Khi đem về bạn tiến hành lột da, thái mỏng thành từng miếng đều nhau hình chữ nhật.
- Nếu mua cá ngừ đông lạnh thì nên để ra bên ngoài cho rã đông. Khi cá gần rã đông thì dùng khăn giấy lau khô sau đó thái lát mỏng để giữ khuôn cá. Sau khi thái lát thì xếp vào dĩa cho lại vào tủ đông ăn lạnh sẽ ngon hơn.
- Các nguyên liệu còn lại như gừng, ớt rửa sạch, thái sợi vừa ăn.
- Chuối chát non và xoài chúng ta thái thành những lát mỏng vừa ăn
Bước 2: Làm nước chấm cho cá ngừ sống
- Điểm mấu chốt có thể ăn được cá ngừ đại dương sống chính là nước chấm.
- Nước chấm của món này cũng khá là đơn giản. Bạn cho mù tạt với nước tương vào chung với nhau rồi cho tỏi, ớt giã nhuyễn và thêm đường vào cùng nước chấm. Hoặc đơn giản là bạn trộn xì dầu, tương ớt cùng mù tạt.
- Tuy nhiên nên lưu ý là mù tạt có vị cay nồng vì thế bạn hãy pha vừa phải theo khẩu vị nhé.
Bước 3: Bày cá ngừ ra đĩa, dọn kèm các loại rau, gừng thái chỉ, tỏi lột sạch để nguyên củ, ớt để nguyên quả.
- Cách cuốn: Bánh tráng chúng ta nhúng mềm cho rau cải và tía tô vào tiếp đến là thịt cá, xoài, gừng, chuối chát. Khi dùng chúng ta có thể ăn kèm với tỏi và ớt tùy theo sở thích mỗi người.
- Vị béo, ngọt của cá; vị hăng của rau, vị chát của chuối; vị cay ấm của gừng, đặc biệt là vị nồng của mù tạt xộc lên trên mũi tạo thành cảm giác thật khó tả. Bạn có thể dùng chung với bánh đa nướng cùng một ly bia mát lạnh để làm tăng thêm hương vị cho món ăn này.
Tham khảo một số món ăn ngon được làm từ cá ngừ đại dương: cá ngừ áp chảo, cá ngừ kho nước dừa, sashima cá ngừ, cá ngừ kho nước dừa, cá ngừ kho măng, cá ngừ hấp cuốn bánh tráng, một số món ăn ngon từ bao tử cá ngừ hoặc mắt cá ngừ,…
Ăn cá ngừ sống có tốt không? Cá ngừ sống sẽ được cho là an toàn khi được xử lý và đông lạnh đúng cách để loại bỏ ký sinh trùng. Cá ngừ rất bổ dưỡng, nhưng do hàm lượng thủy ngân cao ở một số loài, tốt nhất chỉ nên ăn cá ngừ sống ở mức độ vừa phải. Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em, người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch kém nên tránh ăn những thực phẩm sống.
Một vài kiến thức khi ăn cá ngừ: