Website , Cảng Hải Sản là nơi giao dịch mua bán hải sản tươi sống giữa chủ tàu và các thương lái thu mua,vựa phế liệu Quang Đạt , đối tác của https://gvlawyers.com.vn with hải sản - Đối tác của https://dichvuchuyennhatrongoi.org ; https://muaphelieu24h.net/ ; https://dichvuchuyendo.net/dich-vu-chuyen-nha ; giá phế liệu 247 ;

Cá Ngựa Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe Con Người

Nhắc đến cá ngựa người ta thường hay nghĩ ngay đến một dược liệu quý hiếm của biển cả, là thần dược cho sinh lực của cánh đàn ông và chữa vô sinh ở phụ nữ. Từ xa xưa, dược liệu này được dâng triều đình để vua chúa bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các công dụng, cách dùng của loài cá ngựa ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Cá ngựa là loài gì?

Cá ngựa là một loài động vật nước mặn có hình dạng độc đáo và lạ mắt, sống ở khu vực đại dương nhưng lại có nhiều đặc điểm khác lạ so với các loại cá thông thường.

  • Các tên gọi khác nhau như: Hải mã, thủy mã, hải long
  • Danh pháp khoa học: Hippocampus Sp
  • Thuộc: Chi Hippocampus, họ Syngnathidae

Đặc điểm của cá ngựa trong môi trường tự nhiên

Tên gọi “hải mã” của cá ngựa được bắt nguồn bởi hình dáng bên ngoài, cá ngựa có phần đầu giống đầu của ngựa và sinh sống ở vùng nước mặn nên được đặt tên gọi như vậy.

  • Cá ngựa có tuổi thọ từ 1 đến 5 năm, tuỳ thuộc vào từng loại.
  • Đầu có hình dáng giống đầu con ngựa, nằm ngang vuông góc với thân hoặc đôi khi mũi gập xuống, ở đỉnh đầu có một vài chiếc gai to mọc nhô lên cao. Mõm có hình trụ dài, miệng thuôn dài giống chiếc vòi để hút thức ăn, không có răng. Hai mắt trũng sâu, có thể hoạt động độc lập với nhau, thị lực rất tốt khi trời tối.
  • Đuôi cá ngựa không giống như các loại cá thông thường. Đuôi có hình xoắn ốc giống như cái móc, có khoảng 40 đốt xương, đuôi dài bằng hoặc thậm chí dài hơn cả phần thân, có tác dụng quấn quanh tảo biển, san hô để giữ cho cơ thể luôn thẳng và không bị nước cuốn đi.
  • Dài khoảng 15-20cm, có con dài đến 35cm, có màu trắng, xanh đen, vàng nhạt, vàng nâu và có mùi tanh. Đặc biệt, cơ thể nó có khả năng thay đổi màu sắc tùy theo môi trường, khi có nhiều màu nhưng cũng khi trong suốt rất khó tìm thấy.
  • Khả năng bơi của cá ngựa không tốt, chúng di chuyển bằng cách vẫy liên tục chiếc vây nhỏ ở phía sau lưng, tốc độ lên đến 35 lần/giây kết hợp với vây nhỏ phía sau đầu để điều chỉnh được hướng đi.

Xem thêm: https://canghaisan.com/huong-dan-che-bien-coi-so-diep-sot-pho-mai-chuan-5-sao/https://canghaisan.com/huong-dan-che-bien-coi-so-diep-sot-pho-mai-chuan-5-sao/

Công dụng của cá ngựa

Trong Y học cổ truyền

Cá ngựa có tác dụng gì? Trong quyển sách cổ “Bản thảo cương mục thập di” của tác giả Triệu Học Mẫn có ghi chép về dược liệu cá ngựa.

Theo đó, cá ngựa có hương vị ngọt, mặn, tính ôn, không có độc, quy vào 2 kinh Can và Thận.

Tác dụng: Ôn thận, tráng dương, làm ấm thận, điều khí, hoạt huyết, tán kết tiêu viêm và tiêu báng hòn.

  • Với nam giới: Tăng cường chức năng sinh lý, chữa liệt dương, chữa rối loạn cương dương, chữa chứng xuất tinh sớm, chữa chứng di tinh di niệu, cải thiện chức năng sinh sản.
  • Với phụ nữ: Chữa vô sinh và hiếm muộn, dùng cho sản phụ khó đẻ.
  • Chữa mụn nhọt, chữa chứng suy nhược thần kinh.

Trong Y học hiện đại

Có khá nhiều nghiên cứu khoa học về cá ngựa khô và nhận định, trong dược liệu có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể con người như các chất omega-3, acid amin, các loại enzyme, protein và nguyên tố vi lượng.

  • Enzyme: Điều hòa hệ thần kinh, cải thiện chức năng của hệ miễn dịch.
  • DHA: Kích thích sản xuất số lượng tinh trùng và cải thiện chất lượng tinh trùng.
  • Protein: Hàm lượng cao giúp chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hoá, tái tạo tế bào hồng cầu trong máu, giải độc, lưu giữ mãi tuổi xuân.
  • Enzyme tổng hợp prostaglandin: Kích thích cơ thể sản sinh ra hormone oxytocin cần thiết cho sinh dục nam, ổn định nồng độ hormone, kích thích ham muốn tình dục, cương cứng dương vật, kéo dài thời gian quan hệ vợ chồng.
  • Peptid: Kháng khuẩn, tạo thành hàng rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào ngoại lai xâm nhập gây hại.
  • Một số gene quý chống khối u: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong cá ngựa có một số loại gene đặc biệt có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển, làm nhân bản khối u.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cá ngựa

Bài thuốc 1 – Chữa liệt dương do suy dương khí

Đàn ông bị liệt dương, khó cương cứng, quan hệ bị đau thì có thể dùng rượu thuốc theo công thức sau:

  • 30g cá ngựa khô, 30g bàn long sâm, 20g cốt toái bồ, 20g long nhãn.
  • Các dược liệu sơ chế sạch sau đó xếp vào bình thủy tinh, đổ 1 lít rượu trắng trên 40 độ vào sao cho vừa ngập dược liệu.
  • Đậy kín bình và để nơi thoáng mát, sau 1 tuần có thể sử dụng.

Rượu thuốc ngâm càng lâu thì tác dụng rượu càng lớn, mỗi ngày chỉ uống 20 – 40ml vào 2 bữa cơm chính, không nên lạm dụng.

 Bài thuốc 2 – Chữa vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ

Trong dân gian ông bà ta sử dụng bột cá ngựa để chữa chứng vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ, được rất nhiều người tin dùng.

  • Dùng 1 cặp cá ngựa sơ chế sạch sẽ, đem phơi hoặc sấy cho khô hoàn toàn.
  • Tán dược liệu thành bột mịn và bảo quản trong lọ đậy nắp kín dùng dần.
  • Mỗi lần uống chỉ lấy đúng 1g bột thuốc, uống cùng với nước đun sôi và để nguội.

Mỗi ngày uống 3 lần, kết hợp liệu pháp chữa trị tâm lý, chế độ dinh dưỡng và tái khám thường xuyên cho đến khi có tin vui.

Bài thuốc 3 – Chữa hen phế quản ở trẻ em

Hen phế quản đặc trưng bởi những triệu chứng thở rít, thở khò khè, thường gặp nhiều nhất ở đối tượng trẻ em.

Cách chữa bệnh như sau:

  • Chuẩn bị 5g hải mã khô và 10g đương quy, đem sắc cùng 200ml nước.
  • Khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu đến khi cạn lại còn 50ml, gạn nước thuốc ra riêng.

Mỗi ngày uống hết 1 thang thuốc trong 1 lần, cho trẻ dùng nhiều ngày liên tục để có được tác dụng tốt nhất.

Xem thêm: https://canghaisan.com/huong-dan-che-bien-coi-so-diep-nuong-bo-toi/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

035.675.1234