Để biết cách luộc cua biển ngon đòi hỏi bạn phải nắm được một số nguyên tắc cơ bản và kỹ năng đảm bảo cho cua được cua chín đều, không tanh, không bị gãy càng. Nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện thành công. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết bí quyết luộc cua ngon này nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cua thịt còn sống: 4 – 5 con (tùy số lượng người ăn)
- Gia vị: hạt nêm, đường, muối, tiêu, chanh, ớt
- Dụng cụ: dao nhọn, bàn chải nhỏ, nồi luộc
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế, làm sạch cua
Trước khi luộc, bạn cần làm chết cua để cho càng và chân cua không bị rụng trong quá trình luộc. Dùng mũi dao nhọn đâm vào đầu tam giác của phần yếm cua rồi giữ nguyên khoảng 1 phút cho cua chết hẳn. Bạn cũng có thể cho cua vào hộp hoặc túi sạch đặt vào ngăn đá trong khoảng 15 phút để cua bị tê liệt. Cách này giúp bạn không bị cua kẹp tay và cua không bị rụng chân sau khi luộc.
Làm sạch cua bằng cách dùng bàn chải nhỏ chà kỹ phần mai, yếm và càng cua để loại bỏ bùn đất rồi rửa lại bằng nước sạch.
Có thể bạn quan tâm: https://canghaisan.com/cach-che-bien-bach-tuoc-nhat-dung-cach/
Bước 2: Luộc cua
Để món luộc cua biển có hương vị đậm đà, thơm ngon, bạn có thể cho thêm một ít muối, xíu hạt nêm cùng tiêu vào ướp cùng cua trong khoảng 25 – 30 phút.
Xếp cua vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt cua, đậy nắp nồi rồi đặt lên bếp và luộc khoảng 10 – 15 phút cho đến khi vỏ cua chuyển sang màu đỏ bắt mắt là cua đã chín. Lưu ý là không nên luộc sơ để tránh cua bị tái, sống và có thể gây ngộ độc khi ăn.
Bước 3: Làm nước chấm
Cho vào cối xay 1 muỗng cà phê muối, 1,5 muỗng cà phê đường và 2 trái ớt, dùng chày đâm nhuyễn tất cả. Sau đó cho hỗn hợp muối ớt ra chén, thêm vào 1,5 muỗng cà phê nước cốt chanh, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp nước chấm sệt lại là được.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức
Lấy cua ra đĩa, dùng kẹp để tách, gỡ thịt cua ra và thưởng thức với nước chấm muối ớt chanh đã chuẩn bị. Nên ăn cua luộc ngay khi còn nóng để cảm nhận trọn vị tươi ngon của thịt cua.
Mách bạn cách chọn cua ngon
- Cua tươi là phần yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên.
- Nếu muốn ăn cua nhiều thịt bạn nên chọn cua đực, muốn ăn cua có gạch thì nên chọn cua cái.
- Chọn cua biển có lớp vỏ ngoài màu xám đục, dùng tay ấn nhẹ vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.
- Không nên chọn những con cua gầy nhỏ, mai có màu hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.
Những lưu ý bạn cần biết khi ăn cua biển
- Cua sau khi chế biến nếu ăn không hết nên bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, khi nào ăn phải lấy ra nấu lại.
- Phần dạ dày, ruột, tim và mang cua nên bỏ đi. Chỉ nên ăn phần thịt và gạch cua.
- Đặc biệt, không nên uống trà trong lúc ăn và sau khi ăn cua vì nước trà có thể làm loãng axit trong dạ dày, không có lợi cho hệ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
- Thịt cua có tính hàn vì vậy ăn quá nhiều cua có thể dẫn đến lạnh bụng, đầy hơi và đi ngoài.
- Nên chọn cua còn tươi sống để tránh bị ngộ độc khi ăn. Ăn cua chết sẽ khiến người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Bạn cũng cần hấp hoặc luộc cua biển chín kỹ trước khi ăn.
Một số trường hợp không nên ăn cua biển
- Người khi mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và viêm gan cũng hạn chế ăn cua.
- Người có tỳ vị hư hoặc thể chất, cơ địa quá mẫn cảm cũng không nên ăn cua biển.
- Người đang bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua biển để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
- Trong cua có chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mang bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch và bệnh mỡ trong máu cao.
Trên đây là những thông tin về cách luộc cua biển ngon, không tanh, không gãy càng cũng như một số thông tin khác về cua biển để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc làm bếp. Chúc bạn thành công.
Xem thêm: https://canghaisan.com/cach-hap-cua-ngon-nhanh-giu-duoc-thit-ngot/