Giống như hầu hết các loài động vật có vỏ, cua chết thường sẽ bị phân hủy nhanh chóng và gây ra mùi khó chịu nên hãy nhớ lựa chọn thật kỹ để mua được cua còn tươi, sống. Trong trường hợp khi mua cua đông lạnh thì hãy tìm những cửa hàng uy tín và chắc chắn được bảo quản một cách tốt nhất.
Dù là cua gì đi chăng nữa thì điều đầu tiên cần làm trước khi nấu ăn đó chính là sơ chế cua. Vậy chị em nội trợ còn chần chờ gì mà không xem ngay những gợi ý cách làm sạch cua biển dưới đây nhé.
Hướng dẫn cách sơ chế và cách làm sạch cua biển lột vỏ mềm
- Sau khi rửa cua, đặt cua lên một tấm thớt, sử dụng một chiếc kéo trong nhà bếp, cắt ngang phần mắt và miệng cua, bỏ phần đó đi vì đó là phần không sử dụng được.
- Lật ngửa cua lên, quan sát phần bụng với các dấu hiệu nhận biết cua cái hay cua đực
- Nếu là cua cái thì nó sẽ có phần yếm khá giống hình tam giác che gần kín bụng cua
- Nếu là cua đực, phần đó sẽ nhỏ và mỏng, đây là dấu hiệu khá dễ nhận biết để phân biệt cua đực và cái
- Thao tác một tay cầm cua, một tay mở phần yếm cua ra và bóc bỏ.
- Úp bụng cua xuống, dùng tay lách vào phần vỏ (mai cua) đã được cắt rời khỏi mắt và miệng nên có thể mở chúng ra một cách tương đối dễ dàng
- Cầm đầu nhọn của phần vỏ và lật lên sẽ thấy lộ ra phần nang mềm (còn gọi là nang cua)
- Bóc cả hai bên nang cua rồi bỏ đi, phần này không sử dụng được
- Sau khi bóc nang xong, thả tay ra cho phần vỏ (vẫn dính liền với phần thịt và gạch cua ở giữa) để cua trở lại trạng thái như cũ
Xem thêm: https://canghaisan.com/huong-dan-cach-an-sashimi-dung-chuan-nhat-ban/
Hướng dẫn cách làm sạch cua biển và sơ chế cua vỏ cứng
- Cua biển vỏ cứng thường ở dạng tươi sống nên nếu để sơ chế an toàn và dễ dàng, bạn nên để nguyên dây buộc (nếu có).
- Lật ngửa bụng cua lên, dùng dao nhọn hoặc mũi kéo chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng cua, đến khi chân và càng cua không còn khua nữa.
- Bóc bỏ yếm và bây giờ mới tháo dây ra khỏi cua và rửa sạch.
- Nếu chế biến các món hấp, luộc thì các bạn để nguyên phần cua như vậy, cho vào nồi hấp/luộc chín, lúc ăn mới tách mai và bóc bỏ phần nang mềm (sẽ giúp cho cua không bị rụng chân trong quá trình hấp/luộc).
- Nếu chế biến các món canh, chiên, thì sau khi rửa cua xong, bạn tiến hành tách mai và bóc nang mềm luôn rồi mới đem chế biến.
- Cách làm ghẹ về cơ bản khá giống với cách làm cua – nếu có chỉ khác đôi chút về thao tác.
Trên đây chính là quá trình sơ chế và làm sạch cua biển đơn giản cho bạn tự làm tại nhà. Những lần đầu, thao tác có thể chưa quen, còn lúng túng nhưng sau vài lần là bạn sẽ quen ngay thôi. Hãy tự mình tìm cách làm sạch cua biển và sơ chế tại nhà tại nhà để đảm bảo được vệ sinh hơn bạn nhé!
Xem thêm: https://canghaisan.com/tat-tan-tat-cac-loai-ca-lam-sashimi-nhat-ban/