Website , Cảng Hải Sản là nơi giao dịch mua bán hải sản tươi sống giữa chủ tàu và các thương lái thu mua,vựa phế liệu Quang Đạt , đối tác của https://gvlawyers.com.vn with hải sản - Đối tác của https://dichvuchuyennhatrongoi.org ; https://muaphelieu24h.net/ ; https://dichvuchuyendo.net/dich-vu-chuyen-nha ; giá phế liệu 247 ;

Tìm Hiểu Con Sá Sùng Và Cách Chế Biến Sá Sùng Chuẩn Cơm Mẹ Nấu

Sá sùng là gì?

Sá sùng (hay còn gọi là địa sâm) là một loài giun biển có màu nâu đỏ, thân có nhiều vân ngang nhỏ và chứa nhiều cát bên trong. Mỗi con sá sùng thường có chiều dài khoảng 5 – 10cm nhưng cũng có thể lên tới 15 – 40cm. Đây được coi là một loại hải sản giàu dinh dưỡng giúp bồi bổ sức khỏe.

Theo Đông y, sá sùng có thể sử dụng như một vị thuốc cường dương, tăng sinh lực. Chúng có thể dùng để chế biến để làm thuốc bằng cách ngâm nước muối, luộc chín, căng ra phơi khô. Muốn ăn lại thì đem luộc lần nữa rồi cắt thành từng miếng nhỏ nấu với thuốc Bắc hoặc bỏ vào bụng gà ác hầm nhừ rồi ăn.

Ngoài ra, sá sùng còn được sử dụng cả lúc còn tươi (nấu canh, xáo) hay khô (rang). Trong món phở truyền thống của Hà Nội và Nam Định, để làm ngọt nước dùng, ngoài ninh xương bò, người ta còn cho thêm sá sùng hoặc tôm nõn.

Loại thực phẩm này ăn được ở cả dạng tươi và khô. Ở dạng tươi, sá sùng đôi khi cuộn mình lại thành những hạt nhỏ như hạt đậu. Sá sùng khô thường được sử dụng để tạo hương vị cho nước dùng của các món ăn miền Bắc. Đây cũng là một nguyên liệu được ưu chuộng trong ẩm thực Trung Quốc.

Do đặc tính trên, sá sùng là loài hải sản có giá trị kinh tế rất cao, nhưng do đánh bắt quá mức nên số lượng đã giảm đáng kể. Mùa khai thác thích hợp từ tháng 3 đến tháng 7, ngư dân thường đào sá sùng khi nước biển xuống, đem về chế biến bằng cách phơi khô. Kỹ thuật chế biến cũng khá phức tạp, nếu không sẽ có rất nhiều cát. Vì vậy giá của sá sùng thành phẩm rất đắt: 1 kg sá sùng khô thường có giá trị tương đương 1 chỉ vàng.

Có thể bạn quan tâm: https://canghaisan.com/phu-nu-co-bau-co-nen-an-sa-sung-khong/

Các món ngon với sá sùng

Sá sùng nấu phở

Nguyên liệu:

  • Bánh phở
  • Sá sùng khô
  • Xương heo
  • Xương đuôi bò đã chặt khúc vừa ăn
  • Thịt bò
  • Gừng
  • Hành khô
  • Thảo quả
  • Quế
  • Hoa hồi
  • Hành lá, rau mùi, ớt, chanh
  • Một số gia vị cần thiết như nước mắm, dầu ăn, bột canh, bột nêm…

Cách làm:

  • Bạn nướng xương đuôi bò cùng với gừng, hoa hồi, thảo quả, quế.
  • Sá sùng cắt nhỏ rồi cho vào chảo đảo đều tay.
  • Rửa thịt bò thật sạch và mang đi luộc. Sau đó, bạn vớt thịt bò ra để nguội và thái thành lát to và mỏng.
  • Rửa sạch rau mùi, hành lá rồi thái nhỏ.
  • Cho sá sùng và xương đuôi bò vào nồi nước để đun. Bạn cho thêm gừng, thảo quả, quế và hoa hồi vào đun cùng để nước dùng được thơm hơn.
  • Sau khi nồi nước dùng sôi khoảng 30 phút, bạn vớt hồi, quế, thảo quả ra ngoài rồi tiếp tục đun. Bạn có thể dùng gia vị mình thích để nêm nếm nước dùng sao cho thật vừa miệng.
  • Bánh phở chần sơ qua nước sôi rồi cho vào tô cùng thịt bò thái mỏng.
  • Cho thêm ít hành lá, rau mùi thái nhỏ cho vào tô và chan nước dùng.
  • Trang trí tô phở rồi thưởng thức.

Sá sùng xào chua ngọt

Nguyên liệu:

  • 250g sá sùng khô
  • Nước cốt chanh hoặc giấm
  • Ít nước sôi
  • Dầu ăn
  • Các gia vị cần thiết như tỏi, ớt, đường, tương cà, tương ớt…

Cách làm:

  • Làm sạch sá sùng khô đã chuẩn bị.
  • Pha nước sốt để xào sá sùng bằng cách khuấy đều nước mắm, nước cốt chanh hoặc giấm, đường, nước sôi, tỏi, hành khô. Nếu thích món ăn có hương vị cay, bạn có thể cho thêm ớt sao cho vừa miệng nhé.
  • Để nước sốt sánh đặc và ngon hơn, bạn cũng có thể cho thêm ít tương ớt và tương cà.
  • Cho chút dầu vào chảo, đun cho nóng rồi đổ sá sùng vào đảo đều.
  • Khi sá sùng đã gần chín, bạn đổ hỗn hợp nước sốt mình đã pha vào rồi đun nhỏ lửa.
  • Bạn đun sá sùng với nước sốt cho tới khi nước sốt sánh quyện như mong muốn thì tắt bếp.
  • Trình bày món ăn ra đĩa và thưởng thức.

Cháo sá sùng

Nguyên liệu:

  • 25g sá sùng khô
  • 100g gạo tẻ
  • Một loại rau xanh bạn thích như rau cải
  • Nước mắm

Cách làm:

  • Đãi sạch gạo tẻ rồi cho vào nồi với nhiều nước để nấu cháo.
  • Rau xanh rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ cho vừa ăn.
  • Sá sùng làm sạch cát rồi bỏ lên chảo rang khô. Sau khi sá sùng chín, bạn có thể cắt nhỏ thành khúc hoặc giã sá sùng ra để dễ ăn hơn khi bỏ vào cháo. Tuy nhiên, bạn cũng có thể để nguyên con sá sùng nấu cháo nếu thích.
  • Khi cháo đã chín, bạn cho sá sùng và rau xanh vào nấu cùng.
  • Bạn nêm nước mắm vào nồi sao cho vừa ăn và cho thêm tiêu để cháo thơm hơn.
  • Dọn ra tô và thưởng thức.

Lời kết

Trên đây chính là những thông tin về sá sùng và cách chế biến, sá sùng không chỉ nhiều dinh dưỡng mà cũng giúp món ăn thêm phần thơm ngon và bổ dưỡng. Đây sẽ là lựa chọn nếu bạn muốn kết hợp một nguyên liệu mới lạ vào những món ăn quen thuộc của gia đình. Đừng bỏ lỡ các món ăn ngon này để tận dụng những tác dụng của sá sùng khi bồi bổ sức khỏe nhé!

Xem thêm: https://canghaisan.com/con-ngan-co-tac-dung-gi-doi-voi-co-the/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

035.675.1234