Cá mó là loài cá biển có cái tên độc đáo. Không chỉ độc đáo từ cái tên gọi mà hương vị của loài cá này cũng vô cùng đặc sắc. Để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn về cá mó là cá biển hay cá sông?, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Cá mó là cá gì?
Cá mó là loài cá sống trong môi trường nước mặn. Loài cá này luôn có quanh năm và là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình
Dưới đây là một số thông tin các bạn vẫn nên tìm hiểu về loài cá mó.
Nguồn gốc của cá mó
Cá mó còn có tên gọi khác là cá lưỡi mèo hoặc cá vẹt. Tên tiếng anh của cá mó parrotfish. Cá mó thuộc họ cá mó có tên gọi khoa học Scaridae và thuộc bộ cá vược (Perciformes).
Họ cá mó được tìm thấy vào năm 1810, chủ yếu tại các vùng biển thuộc Ấn Độ Dương.
Đặc điểm của cá mó
Cá mó hiện nay có khoảng hơn 100 loài, phân bổ ở khắp nơi trên thế giới. Cá mó có ngoại hình không được đẹp, nhưng chúng lại có hương vị thịt rất thơm ngon và hấp dẫn.
Cá mó có thân hình dẹt và khá mềm. Cá mó khi trưởng thành có chiều dài khoảng 30 – 50cm. Tùy thuộc vào từng loài cá mó sẽ có những kích thước khác nhau.
Ví dụ như loài cá mó đuôi dài sẽ có kích thước chỉ khoảng 13cm. Cá mó xanh chiều dài cơ thể có thể lên tới 1.3m.
Đặc điểm cơ thể cá mó cũng có rất nhiều sự khác biệt giữa các dòng. Tuy nhiên, đặc điểm chung là có phần đầu lớn hơi tròn, miệng cá bị méo, mắt nhỏ.
- Phần thân thuôn dài, phần lưng có vây trải dài mềm. Vây bụng vây ngực mềm.
- Vây đuôi nhỏ và rất mềm. Trên cơ thể cá mó có những sọc màu đen hoặc các đốm đen, vàng rất đặc biệt.
- Màu sắc của cá mó thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng của cá.
- Lúc nhỏ, cá mó thường có màu đỏ sẫm, sau có màu sắc nâu hoặc xám.
- Khi cá đã trưởng thành thường có màu xanh sáng hoặc xanh dương.
- Trên thân điểm xuyết một vài mảng hồng hoặc có màu vàng sáng.
Cá mó ăn gì?
Cá mó là một loài cá chuyên ăn thực vật. Thức ăn của cá mó thường là những loại tảo biển, rong biển, các mảnh vụn hữu cơ.
Cũng có những trường hợp, cá mó biển ăn các loại động vật như: các loại sinh vật phù du, các loại vi khuẩn, các động vật không xương sống dưới tầng đáy…..
Khả năng sinh sản ở cá mó
Cá mó là loài đẻ trứng và đẻ theo chu kì. Có một điểm đặc biệt của cá mó đó chính là về giới tính của chúng.
Ở một số dòng cá mó, khi còn nhỏ chúng sẽ có giới tính cái, khi trưởng thành chúng chuyển thành giới tính đực.
Điều này không xảy ra hoàn toàn với tất cả chú cá mó cái, vẫn có những con cái không thay đổi giới tính.
Cá mó đẻ trứng thành nhiều quả trứng nhỏ nổi lên mặt nước. Sau khi nở, cá con sẽ nhỏ giống như những sinh vật phù du.
Cá mó sinh sản từ tháng 12 năm trước đến khoảng tháng 2, 3 năm sau. Mùa cá mó béo nhất và đánh bắt nhiều nhất là từ tháng 3 – 6 âm lịch hàng năm.
Môi trường sống của cá mó
Cá mó là cá biển hay cá sông? Cá mó là loài cá sống trong môi trường nước mặn. Chúng thường sống ở cá rạn san hô, các bãi đá và những khu vực thảm cỏ biển.
Cá mó phân bổ nhiều nhất tại khu vực Ấn Độ Dương.
Tại Việt Nam, cá mó phân bổ chủ yếu ở những vùng biển thuộc khu vực miền Tây của nước ta. Chúng xuất hiện nhiều ở tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.
Phân loại cá mó biển
Trong họ cá mó có gần 100 loài với nhiều đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, bài viết này chúng tôi sẽ chỉ đưa ra 2 loài cá mó đặc trưng nhất, sinh sống nhiều nhất ngay tại Việt Nam.
Cá mó gù
Cá mó gù hay còn gọi là cá mó đầu gù hay cá mó đầu u. Loài cá mó gù có tên gọi khoa học Bolbometopon muricatum.
Cá mó gù có cơ thể trưởng thành rất lớn. Khi đến tuổi trưởng thành, chúng có thể dài đến 1.3m và nặng đến khoảng 46kg.
Cá mó gù có phần đầu vô cùng kỳ lạ, đây chính là đặc điểm để phân biệt cá mó gù với các loài cá mó khác.
Cá mó gù có phần đầu phình to, dựng đứng (khi trưởng thành cá mó có phần bướu rất lớn ở trên đầu – gần giống với loại cá la hán).
Cá mó gù có răng rất lớn, giống với răng của người. Răng của cá mó thường nhô ra ngoài khoang miệng. Toàn thân của cá mó được bao phủ bởi vây (trừ phần méo đầu).
Cá mó gù thường có màu sắc xanh sáng pha chút hồng. Cá mó gù thường thay đổi màu sắc và cá có vết loang màu vàng hoặc màu hồng ở phía trước.
Phần thân có 5 chấm màu trắng được bố trí thành hàng trên thân.
Cá mó gù có tuổi thọ cao, trung bình cá mó gù có thể sống đến khoảng 40 năm. Loài cá này thường sống thành bầy đàn.
Chúng phân bổ chủ yếu ở khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và khu vực biển Đỏ.
Cá mó xanh
Cá mó xanh, dòng cá khá phổ biến tại các vùng biển của nước ta. Cá mó xanh có kích thước cơ thể tương đối lớn. Khi trưởng thành, cá mó xanh có thể dài tới khoảng 1.3m.
Cá mó xanh có thân hình săn chắc và phần đầu khá là ấn tượng. Phần đầu khá tròn, đặc biệt là phần mỏ của chúng.
Phần mỏ nhọn hơi khoằm xuống khá giống với mỏ của chim két. Thân hình cá mó xanh khá tròn, nhiều thịt, vảy lớn.
Phần lưng của chúng có một dải vây cứng, vây bụng và vây hậu môn mỏng hơn chỗ vây lưng. Đuôi cá ngắn và khá cứng.
Màu sắc của cá biển đổi theo từng thời gian và từng chu kỳ. Cá mó khi trưởng thành, phần lưng có màu xanh vàng thẫm, phần bụng màu xám trắng.
Trên từng chiếc vảy của cá có ánh xanh dương vô cùng đẹp. Toàn bộ các vây tia, vây lưng, vây bụng vây đuôi của cá đều có màu sắc xanh dương.
Chính vì vậy, dòng cá mó này mới được đặt tên là loại cá mó xanh.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về loài cá mó – đặc sản của miền biển khu vực Tây Nam Bộ. Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, các bạn sẽ có những hiểu biết hơn về giống cá mó.
Xem thêm:
- Cá vược là cá gì? Ăn cá vược có tốt không?
- Chế biến món cá diêu hồng biển nấu lẩu siêu chuẩn chỉ
- Hướng dẫn nấu lẩu cá chẽm nấu mẻ siêu ngon