Hàu hay gọi hào là sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, trong hàu có rất nhiều chất dinh dưỡng. Và có thể chữa được một số bệnh. Ngoài ra hàu còn có thể chế biến được rất nhiều món ăn đa dạng và phong phú. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ăn hàu có tốt không, Và hàu có công dụng gì cho cơ thể nhé.
Chất dinh dưỡng của hàu
- Hàu có công dụng gì theo y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.
- Lượng kẽm có trong cơ thể nhiều hay ít ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ sinh hoạt tình dục, sinh lực và khả năng duy trì nòi giống ở nam giới. Nếu lượng kẽm không được đảm bảo thì số lượng tinh trùng giảm từ 40 -50%, có thể làm mất khả năng sinh sản. Vì thế, kẽm không “hổ danh” là trợ thủ đắc lực của đàn ông. Bổ sung kẽm là điều cần thiết để cho tinh trùng khỏe mạnh và phòng tránh các vấn đề vô sinh ở đàn ông.
- Các chuyên gia cũng cho rằng, kẽm còn có khả năng kích thích việc sản sinh ra một loại protein có tác dụng làm “tê liệt” cadmium, một tác nhân nguy hiểm gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Ngoài ra kẽm là một vi chất thiết yếu đối với cơ thể trong việc chống lại các viêm nhiễm như cúm. Kẽm cũng giúp vết thương nhanh lành.
Canh hàu rau hẹ
Thịt hàu 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm gia vị, nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm (đạo hãn), bệnh đái tháo đường.
Hàu luộc
Hàu (kể cả sò huyết) luộc chín, ăn với ớt tiêu gia vị thường ngày có tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi tiểu tán kết. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường.
Cháo hàu
Thịt hàu 50g, thịt trai 50g, gạo tẻ 100g. Nấu nhừ, ăn 2 lần trong ngày. Chữa tăng huyết áp, nhức đầu chóng mặt, gan suy.
Canh hàu ngao cà rốt đậu đỏ
Hàu, ngao, trai biển 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt và gia vị, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 – 7 ngày. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.
Việc ăn hàu trực tiếp cũng gặp những vấn đề như mất vệ sinh an toàn do chế biến (như nướng dính nhiều bụi bẩn…), ăn thịt hàu sống thì rất dễ nhiễm phải các vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh và thành phần kim loại nặng không cần thiết. Không những thế thịt con hàu sống vắt chanh (món ăn phổ biến) có thể gây nên viêm dạ dày và ruột non. Nếu muốn sử dụng thường xuyên các bạn có thể tìm kếm những sản phẩm bột hàu được chế biến an toàn.
Những người không nên ăn hàu
Những người bị dị ứng hải sản
Nếu bạn bị dị ứng hải sản thì tốt nhất là nên tránh xa hàu. Bạn cũng cần lưu ý không nên dùng quá nhiều hàu cùng lúc để tránh thừa kẽm. Hàu cũng chứa lượng cholesterol đáng kể. Một khẩu phần 170g thịt hàu chứa 85mg cholesterol.
Nhiều người thích ăn hàu sống với mù tạt. Nhưng nếu “bụng yếu”, bạn nên ăn hàu nướng hoặc các món hàu được làm chín nói chung để tránh gặp trục trặc với hệ tiêu hóa.
Hàu sống chứa nguồn bệnh cực kỳ nguy hiểm
Thực tế, trong hàu chứa rất nhiều mầm bệnh vì chúng sinh sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu, ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển… nên khó tránh khỏi tình trạng bị ô nhiễm.
Nếu ăn hàu sống nhiễm khuẩn, cơ thể dễ nhiễm khuẩn Norovirus gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Bên cạnh đó, khuẩn Vibrio có trong hàu có thể gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
Vì vậy, cần tránh và hạn chế ăn hàu sống/tái, tốt nhất nên nấu chín đến khi hàu mở vỏ ra, nếu không mở thì nên bỏ đi sau khi nấu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nên ăn ít mù tạt khi ăn hàu sống
Người ta thường ăn hàu sống kèm với mù tạt để giảm độ tanh và tăng độ ngon. Tuy nhiên, mù tạt có thể gây kích thích niêm mạc đường mũi, họng. Nếu ăn quá nhiều mù tạt cùng một lúc sẽ gây ra tổn thương niêm mạc mũi, họng. Đồng thời, loại gia vị này còn có khả năng kích thích dạ dày đối với những người có hệ tiêu hóa kém, bị đau dạ dày, viêm ruột.
Người bụng yếu
Do hàu có vị tanh, tính mát, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nên những người có tỳ vị yếu, khó tiêu hóa hay đang bị tiêu chảy thì không nên ăn.
Không ăn quá nhiều
Hàu tuy bổ dưỡng nhưng bạn không nên ăn quá nhiều cùng lúc để tránh thừa kẽm. Ngoài ra, loại hải sản này còn chứa lượng cholesterol đáng kể. Một khẩu phần 170g thịt hàu chứa 85mg cholesterol.
Do đó, dù yêu thích bạn cũng không nên ăn quá nhiều hàu. Nếu là người có “bụng dạ yếu”, bạn nên ăn hàu nướng hoặc các món hàu được làm chín nói chung để tránh gặp vấn đề với hệ tiêu hóa.
Với những chia sẻ trên chắc hẳn các bạn đã biết được hàu có công dụng gì rồi đúng không nè. Chúc các bạn thành công vớ các món ăn được chế biến từ hàu.
Xem thêm: https://canghaisan.com/an-hau-nhu-the-nao-la-chuan-chi-va-dung-cach-nhat/