Website , Cảng Hải Sản là nơi giao dịch mua bán hải sản tươi sống giữa chủ tàu và các thương lái thu mua,vựa phế liệu Quang Đạt , đối tác của https://gvlawyers.com.vn with hải sản - Đối tác của https://dichvuchuyennhatrongoi.org ; https://muaphelieu24h.net/ ; https://dichvuchuyendo.net/dich-vu-chuyen-nha ; giá phế liệu 247 ;

Cách Nấu Canh Cá Linh Bông Điên Điển Hương Vị Miền Tây

Canh chua với cá linh là một món ăn mang đậm nét đặc trưng của miền Tây sông nước. Hãy cùng vào bếp với chúng tôi học ngay cách nấu cá linh bông điên điển thơm ngon chuẩn vị miền tây hấp dẫn vô cùng dễ làm nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cá linh 300 gr
  • Bông súng 200 gr
  • Bông điên điển 200 gr
  • Ớt 2 trái
  • Me 20 gr
  • Rau thơm 1 ít(ngò gai/húng quế/ngò om)
  • Nước mắm 2 muỗng canh
  • Gia vị thông dụng 1 ít(đường/muối/bột ngọt)

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua bông súng tươi ngon

  • Bạn nên chọn những bông súng vừa mới được hái xuống.
  • Nên chọn những cọng màu săc tươi mới, không gãy, khô héo, hay dập úng.

Cách chọn mua bông điên điển tươi ngon

  • Bạn nên chọn những nụ bông vừa hé nhụy, bông tươi vừa mới hái, còn nguyên vẹn, không bị dập nát hay sâu đục khoét.
  • Không nên chọn bông đã nở hết cũng như bông vẫn còn xanh, sẽ kém ngon hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu

Sơ chế cá linh

Cá linh mua về làm sạch, cạo vảy, cắt bỏ vây, đuôi cá, dùng kéo cắt ở bụng rồi lấy sạch ruột, sau đó rửa sạch cá lại với nước và để ráo.

Bạn làm ruột cá khéo léo tránh làm bể mật, mật cá bị bể sẽ gây đắng cá không ngon.

Sơ chế các loại rau

Bông súng tước vỏ, cắt khúc vừa ăn, bông điên điển nhặt bỏ bông hư và cọng già. Rửa sạch các loại rau, ngâm trong nước muối loãng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, để ráo.

Rau quế, ngò om, ngò gai rửa sạch để ráo, cắt nhỏ. Ớt cắt từng lát.

Làm nước me

Bạn cho 20 gr me vào 1 cái chén, sau đó, cho thêm vào 50ml nước sôi, dùng muỗng dằm cho thịt me nát ra hết, bạn vớt bỏ hột và xác me, lọc lấy nước chua của me.

Luộc cá

Bạn cho 1.2 lít nước vào nồi, bắc lên trên bếp đun sôi. Nước sôi bạn cho cá vào luộc cùng và nêm với 1 muỗng cà phê muối, 3 muỗng canh đường. Chờ nước sôi lại, cho lửa nhỏ để cá không bị gãy.

Nấu canh

Bạn nấu đến khi thấy cá đã nổi đều lên là cá đã được chín, lúc này bạn dùng vá vớt bỏ bọt để nước canh được trong. Nấu thêm 4 phút nữa để cá chín đều, bạn cho bông điên điển vào.

Sau đó, cho thêm 50ml nước me, 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt. Đợi nước sôi lại, cho bông súng vào, nêm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.

Mách nhỏ:

  • Lúc nấu canh bạn không nên khuấy mạnh sẽ khiến cá bị gãy và không đẹp mắt.
  • Bông súng nên cho sau cùng để khi ăn bông súng sẽ giòn và ngon hơn.

Thành phẩm

Bạn múc canh ra tô, cho ít rau thơm và ớt cắt lát lên. Canh chua cá linh vừa nấu xong nóng hổi, thơm ngon, thưởng thức cùng gia đình vào những ngày mưa thật ấm cúng.

Khi ăn bạn chấm cá cùng với nước mắm ớt để tăng thêm hương vị nhé!

Công dụng của bông điên điển trong y học

Lá điên điển dùng nấu nước để uống, được xem như chất tẩy xổ, làm giảm đau, trục giun sán và kháng sinh, chống viêm sưng.

Kem hay thuốc mỡ được bào chế từ lá điên điển dùng để chữa trị ngứa, phát ban ở da.

Thuốc dán được bào chế từ lá điên điển thúc đẩy sự nung mủ, làm mủ những nhọt đầu đinh, ung mủ, áp-xe, viêm sưng thấp khớp.

Đễ chữa mụn nhọt, người ta dùng lá điên điển rửa sạch, giã nát cùng với ít muối, đắp lên chỗ đau giúp bớt sưng và mau lành miệng.

Hạt được coi như chất có tác dụng kích thích, làm dịu đau và se thắt.

Thường dùng chữa trị tiêu chảy, giảm phù nề lá lách, giảm lượng kinh nguyệt ra nhiều.

Hạt điên điển dùng 12 – 16g (khô) sắc uống dùng hàng ngày, có thể giúp điều hòa kinh nguyệt.

Tinh dầu hạt điên điển được y học truyền thống Ấn Độ (Ayurveda) ghi nhận có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau tim, và còn giúp hạ đường huyết.

Rễ điên điển được dùng để chữa trị các vết cắn của con bò cạp, mụn nhọt, ung mủ, áp-xe.

Nước ép của vỏ điên điển cũng được dùng để chữa căn bệnh phát ban và ngứa ở da.

Lưu ý: chất saponin có trong lá điên điển được cho là có khả năng tiêu diệt tinh trùng và làm tan máu.

Theo đông y, bông, lá của cây điên điển có hương vị ngọt, đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, nhuận trường, lợi tiểu. Thường dùng trong những trường hợp cảm sốt do phong nhiệt, mụn nhọt, táo bón, mất ngủ, ăn uống kém.

Theo kinh nghiệm dân gian tại đồng bằng sông Cửu Long, người ta dùng bông điên điển làm thuốc bổ tim như sau: dùng bông điên điển loại bỏ cuốn, chưng cánh thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100 – 200g. Ăn liên tục trong nhiều ngày.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

035.675.1234