Website , Cảng Hải Sản là nơi giao dịch mua bán hải sản tươi sống giữa chủ tàu và các thương lái thu mua,vựa phế liệu Quang Đạt , đối tác của https://gvlawyers.com.vn with hải sản - Đối tác của https://dichvuchuyennhatrongoi.org ; https://muaphelieu24h.net/ ; https://dichvuchuyendo.net/dich-vu-chuyen-nha ; giá phế liệu 247 ;

Góc Thắc Mắc: Nếu Ăn Hải Sản Nhiều Có Bị Gout Không?

ăn hải sản có bị gout không

Chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình dưỡng bệnh và ngăn chặn tình trạng bệnh trở nặng. Trong đó, “nếu ăn hải sản nhiều có bị gout không?” là một trong những từ khóa mà phần đông đối tượng đang quan tâm và tìm kiếm câu trả lời chính xác. Để giải đáp thắc mắc này, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc làm rõ vấn đề này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Đối tượng nguy cơ bệnh gout

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ có thể tác động đến sự hình thành và phát triển của bệnh gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Chế độ ăn uống quá nhiều hải sản và chất đạm
  • Sử dụng nhiều rượu bia trong một thời gian dài
  • Giới tính và tuổi tác: Bệnh xảy ra nhiều hơn ở những người lớn tuổi và ở nam giới
  • Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh gout
  • Tăng huyết áp
  • Tăng cân quá mức cho phép
  • Mới phẫu thuật hoặc vừa bị chấn thương
  • Chức năng của thận suy giảm hoặc bất thường
  • Nguyên nhân khiến hàm lượng axit uric tích tụ bên trong cơ thể có thể phát sinh từ việc bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc. Cụ thể như thuốc lợi tiểu, Aspirin, những loại thuốc có khả năng làm giảm hệ miễn dịch như cyclosporine, thuốc hóa trị liệu.
  • Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng
  • Những người có tiền sử hoặc bị suy giảm chức năng thận, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim, bệnh truyền nhiễm, tắc nghẽn mạch máu, huyết áp tăng cao.

Bảy nguyê tắc khi ăn hải sản để không bị mắc bệnh gout

Ăn lượng hải sản trong mức cho phép

Người bệnh cần lưu ý rằng tiêu chuẩn không quá 1 gam chất đạm/1 kg cân nặng mỗi ngày như trên là áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm chứa chất đạm, trong đó có hải sản. Tức là nếu người bệnh đã ăn đủ lượng hải sản đúng như tiêu chuẩn thì không được nạp thêm bất kỳ thức ăn chứa đạm nào khác vào trong cơ thể.

Để tránh bị hấp thụ quá nhiều đạm từ thức ăn, tốt nhất người bệnh gout nên ăn lượng hải sản ít hơn mức 1 gam/1 kg cân nặng mỗi ngày.

Kiêng những loại hải sản giàu purin

Hàm lượng chất purin trong mỗi loại hải sản là khác nhau. Người bệnh gout không nên ăn những loại hải sản có giàu purin như:

  • Sò: ăn sò sẽ khiến những cơn đau gout bị tăng cao, nhức nhối liên hồi, vô cùng khó chịu.
  • Cá ngừ: cũng là một tác nhân gây ra những cơn đau dữ dội ở các khớp.
  • Cá cơm, cá trích: những loài cá này có chứa nhiều chất đạm và mỡ khiến cơ thể quá tải, không chuyển hóa và đào thải kịp thời các dưỡng chất.

Chỉ ăn hải sản hấp, luộc

Người bị gout không nên ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng. Nên hải sản cho người bệnh gout cần phải được chế biến dưới dạng hấp hoặc luộc.

Người bệnh chỉ nên ăn hải sản còn tươi sồn, không ăn hải sản đông lạnh. Vì bên trong hải sản chứa nhiều loại vi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ thấp. Việc ướp đá hay bảo quản hải sản bên trong tủ lạnh chỉ khiến hàm lượng vi khuẩn càng tăng cao. Lúc này, hải sản không thích hợp để chế biến bằng cách hấp, luộc vì sẽ không diệt trừ được hết vi khuẩn.

Không ăn đồng thời hải sản với thực phẩm chứa nhiều canxi

Bản thân hải sản đã chứa nhiều canxi nên người bệnh không nên ăn đồng thời hải sản với các loại thực phẩm giàu canxi khác như: sữa và những chế phẩm từ sữa, bông cải xanh, hạt hạnh nhân,…

Nạp vào cơ thể một lúc quá nhiều canxi một lúc sẽ gây tác động không nhỏ đến khả năng hấp thụ protein.

Không uống bia khi ăn hải sản

Uống bia trong khi ăn hải sản là thói quen của nhiều người. Nhưng đối với bệnh nhân bị gout thì đây là một thói quen tai hại. Bởi bia, rượu, đồ uống có cồn chính là tác nhân làm bệnh gout nặng thêm.

Khi uống bia, quá trình hình thành axit uric bên trong cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn, khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, lượng axit uric dư thừa trong cơ thể còn có khả năng sinh ra sỏi thận.

Không ăn trái cây sau khi ăn hải sản

Sau khi ăn hải sản, không chỉ người bị bệnh gout mà cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn trái cây. Thành phần các chất có trong trái cây sẽ kết hợp với canxi trong hải sản hình thành canxi không hòa tan. Lượng canxi này gây ra những tình trạng khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

Không uống trà sau khi ăn hải sản

Nếu trong quá trình ăn hải sản được nhiều chuyên gia khuyên uống rượu bia thì sau bữa ăn người bị gút cũng cần kiêng uống trà. Bởi trong trà có chứa lượng lớn chất tanin. Loại chất này sẽ kết hợp với hàm lượng canxi có ở trong hải sản hình thành phức hợp canxi khó hòa tan. Chính vì vậy, người bệnh gout nói riêng và người có sức khỏe bình thường nói chung không nên uống nước trà sau khi ăn hải sản. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên uống trà cách giờ ăn ít nhất khoảng 2 giờ đồng hồ.

Lời kết

Tóm lại, “nếu ăn hải sản nhiều có bị gout không?” thì câu trả lời là có nhưng chỉ cần ăn với liều lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều thì sức khỏe sẽ không có vấn đề. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải điều chỉnh chế độ uống cho hợp lý sao cho việc ăn uống không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Đồng thời, tăng cường bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết để cải thiện hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khỏe, đặc biệt hơn, giúp rút ngắn thời gian khôi phục sức khỏe.

Xem thêm: 5 sai lầm cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn tôm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

035.675.1234