Sò lông là một loại hải sản rất được giới trẻ ưa chuộng.Trong sò lông có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và trong sò lông cũng có thể trị được một số bệnh. Nếu một ngày nào đó bạn mua về nhưng chưa biết cách bảo quản sò lông như thế nào cho hợp lí thì với bài viết hôm nay các bạn sẽ tìm được câu trả lời cho mình. Hãy cùng nhau tìm hiểu đôi nét về sò lông với chúng tôi nhé.
Phân bố
Đây là loại sò nhiệt đới, phân bố tại các vùng biển nhiệt đới gồm vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ đông châu Phi đến châu Úc, Nhật Bản. Tại Việt Nam sò lông phân bố nhiều nơi như Kiên Giang, Huế Loài Anadara subcrenata phân bố theo địa phương ở Manila, Philippines, và Nagasaki, Mie, Vịnh Tokyo, Akita, Nhật Bản.
Đặc điểm
Da của vỏ màu nâu phát triển thành lông (nên mới gọi là sò lông). Bản lề hẹp và hướng về phía sau. Sò lớn khoảng 48 mm chiều dài, 38 mm chiều cao và 32 mm bề ngang. Sò lông có hình dạng khá giống với sò huyết nhưng lớn hơn sò huyết. Hai mảnh vỏ không bằng nhau trong đó vỏ bên trái lớn hơn vỏ bên phải. Mặt ngoài vỏ, có từ 30-35 đường gờ, các đường gờ tỏa ra từ đỉnh xuống tới mép vỏ được cấu tạo bởi các vẩy xếp chồng lên nhau trông giống như ngói lợp.
Thịt sò lông (mao kham nhục) có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết ôn trung, kiện vị, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Nói chung, sò lông chứa rất nhiều chất đạm, các thành phần chất dinh dưỡng giúp tăng cường sự dẻo dai và năng lượng.
Công dụng
Theo y học cổ truyền thì sò lông vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Nên ăn nhiều sò lông nếu bị viêm loét dạ dày – tá tràng, tiêu hóa kém hay bị thiếu máu, đây cũng là món nên ăn thường xuyên. Sò lông là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn ngon như dưa leo trộn sò lông, mì Ý xào hải sản, sò lông xào bông cải,…
Cách chọn sò lông
- Khi chọn sò lông không nên chọn những con quá to, khi ăn sẽ rất dai, những con nhỏ sẽ bị teo lại khi nấu. Nên chọn những con to vừa phải, kích thước vừa ăn lại không quá dai.
- Sò lông còn sống thường sẽ thò lưỡi ra ngoài, khi bạn chạm vào nó sẽ rụt lại, nhưng cũng sẽ có những con luôn ngậm miệng lại. Cách tốt nhất đó là bạn hãy ngửi và chọn mua những con không có mùi hôi. Việc này đòi hỏi bạn phải bỏ ra một chút thời gian nhưng đổi lại bạn sẽ có được những con sò lông tươi ngon nhất.
Cách làm sạch sò huyết
Ngâm sò huyết vào chậu nước vo gạo hoặc nước muối loãng từ 1 – 2 tiếng để sò nhả hết chất bẩn ra ngoài. Cẩn thận hơn, bạn hãy cọ vỏ của từng con sò và rửa lại bằng nước sạch.
Còn nếu bạn chỉ dùng phần thịt sò để chế biến, sau khi tách phần thịt ra khỏi vỏ thì bạn cho muối vào và xát nhẹ để chất nhờn trong sò mất hết.
Có thể bạn quan tâm: https://canghaisan.com/an-vem-xanh-co-beo-khong-vem-xanh-bao-nhieu-calo/
Cách bảo quản sò huyết tươi lâu
Bạn vừa đi du lịch về và mua rất nhiều hải sản, trong đó có sò huyết. Hay vì một lý do nào đó mà bạn có rất nhiều sò huyết và không thể ăn hết chúng trong một lần. Lúc này, bạn cần phải bảo quản sò huyết đúng cách để vẫn giữ được hương vị tươi ngon của sò và có thể dùng cho những bữa ăn sau. Có 2 cách bảo quản sò huyết như sau:
Cách 1: Rửa sạch sò huyết bằng nước muối, sau đó để ráo nước và cho vào hộp để vào ngăn lạnh.
Cách 2: Vì sò huyết có thể sống rất lâu khi ở trong môi trường ẩm ướt, do đó bạn chỉ cần cho sò huyết vào một cái túi vải sạch, thỉnh thoảng tưới lên một chút nước để tạo độ ẩm. Với cách này, bạn có thể giữ sò huyết sống trong vòng 2 ngày.
Sò huyết nấu món gì?
Sò huyết rang me
Chuẩn bị nguyên liệu
- Sò huyết: 1 kg
- Me chín: 50g
- Hành, tỏi băm: 1 thìa canh
- Ớt cay thái lát: 3 quả (tăng giảm tùy theo sở thích hoặc thay thế bằng sa tế nếu thích ăn cay)
- Gia vị: đường, muối, dầu ăn
Các bước thực hiện
Bước 1: Rửa sạch sò huyết như đã hướng dẫn ở trên, để ráo nước
Bước 2: Tách vỏ me và lấy phần thịt cho vào một cái bát. Sau đó bạn cho một chút nước sôi vào và dùng muôi dằm me cho đến khi me tan hết, lấy hạt ra, sau đó cho đường vào và tiếp tục đánh tan
Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng già thì bạn cho hành băm vào và phi thơm
Bước 4: Cho sò huyết vào chảo và đảo đều tay
Bước 5: Cho bát nước me đã làm ở bước 2 vào chảo, sau đó cho nước mắm + ớt cay vào và tiếp tục đảo cho đến khi nước me sánh lại.
Cháo sò huyết thập cẩm
Chuẩn bị nguyên liệu
- Sò huyết: 500g
- Gạo tẻ: 200g
- Gạo nếp: 50g
- Thịt heo: 100g (nhiều nạc)
- Hành lá: 50g
- Rau mùi: 1 mớ
- Hành khô: 1 củ
- Gia vị cần có: dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, tiêu xay
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Sò huyết: rửa sạch, để ráo nước
- Thịt heo: rửa sạch, băm nhỏ
- Hành lá, rau mùi: ngắt rễ, rửa sạch và cắt nhỏ
- Hành khô: bóc vỏ, sau đó băm nhỏ
Bước 2: Luộc sò huyết
Cho sò huyết vào nồi, đổ nước vào vừa ngập sò. Đun sôi, chờ đến khi sò mở miệng thì tắt bếp, vớt sò ra và nhặt lấy phần thịt sò.
Bước 3: Nấu cháo
Dùng nồi áp suất để nấu cháo, nấu cho đến khi gạo thật nhừ
Bước 4: Trong lúc chờ cháo nhừ, bạn bắc một chiếc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng già thì cho hành khô vào phi thơm, sau đó cho thịt băm và sò huyết vào xào. Cho 1 thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê nước mắm, ½ thìa cà phê bột ngọt vào và đảo đều cho ngấm gia vị, sau đó tắt bếp.
Bước 5: Khi cháo đã nhừ, bạn cho thịt và sò đã xào vào nồi cháo. Dùng muỗng đảo đều là bạn đã hoàn thành món ăn.
Với những chia sẻ trên chúc các bạn thành công với các món từ sò lông. Cũng như biết thêm được cách bảo quản sò lông sao cho hợp lí.
Xem thêm: https://canghaisan.com/tat-tan-tat-bi-kip-cach-bao-quan-oc-qua-dem-chuan-nhat/