Nhật Bản được mệnh danh là xứ sở hoa anh đào, những bộ trang phục Kimono, hay những bông hoa khoe sắc thắm hay mùa lá vàng lá đỏ ngợp trời mà đến với Nhật Bản bạn còn có cơ hội thưởng thức những ẩm thực hấp dẫn. Trong đó, món đặc biệt và nổi tiếng nhất mà bất kể ai cũng biết đến là Sashimi. Tên món ăn là Sashimi nhưng chưa chắc mọi người đã biết hết về lịch sử hình thành và những món Sashimi cũng như Thật thiếu sót khi nhắc đến các loại sushi hay các loại các làm sashimi mà không có trứng của loài cá hồi, thường được ăn sống bằng cách tẩm ướp với muối hoặc nước tương. nhỉ. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Cá ngừ
Cá ngừ là thực phẩm hiện diện ở Nhật Bản từ thời cổ xưa, có thể ăn sống như Sashimi, Sushi hoặc chế biến bằng nhiều cách như nướng, áp chảo hay đóng hộp.
Phần thịt cá hợp khẩu vị với đại chúng nam nữ lớn bé là Akami. Tiếp theo là Chutoro và Otoro với vị béo tăng dần, có người thích có người không. Lần đầu tiên ăn thử cá ngừ thì bạn nên bắt đầu từ Akami.
Ngoài ra, tùy theo vị trí bộ phận của cá mà có tên gọi khác nhau, tên gọi phổ biến “Marugo” là chỉ phần thịt màu đỏ (Akami). Những phần đặc biệt có nhiều mỡ được gọi là Chutoro, Otoro, có đặc điểm là thịt màu hồng so với phần Akami.
Cá hồi
Đây là món cá rất được phái nữ yêu thích! Vị đậm dày rất hợp với hành tây hoặc mayonnaise nên thường được sử dụng làm những món như Makizushi.
Cá hồi là tên chung cho nhiều loài cá thuộc họ Salmonidae. Nhiều loại cá khác cùng họ được gọi là trout (cá hồi); sự khác biệt thường được cho là cá hồi salmon di cư còn cá hồi trout không di cư, nhưng sự phân biệt này không hoàn toàn chính xác.
Bạch tuộc
Giống như mực, bạch tuộc cũng là loại nguyên liệu quen thuộc, có hương vị thanh nhẹ, kết cấu dai giòn. Bên cạnh Sashimi, người Nhật còn thưởng thức bạch tuộc bằng cách luộc, làm bánh Takoyaki,…
Cá ngừ vằn
Ở Nhật, có nhiều loại cá bên cạnh kiểu ăn như Sashimi còn có thể chế biến theo cách Tataki – áp chảo 2 mặt. Cá ngừ vằn đánh bắt ở phía Bắc được gọi là Hatsugatsuo, loại này có vị thanh đạm; còn loại đánh bắt ở phía Nam gọi là “Modorigatsuo”, có vị đậm đà.
Được dùng làm nguyên liệu cho Katsuobushi, cá ngừ vằn đã quá quen thuộc trong đời sống người Nhật, đặc điểm của loại cá này rất nhanh hỏng, và khác biệt rất lớn về độ tươi và hương vị. Đây là đặc sản của vùng biển Thái Bình Dương, trong đó có tỉnh Kochi.
Cá cam Nhật Bản (Buri)
Được nuôi và đánh bắt từ xa xưa, cá cam cũng là một trong các loại cá làm sashimi quen thuộc ở Nhật Bản, được xếp vào loại cá Shusseuo – nghĩa là loại cá có các tên gọi khác nhau tùy theo độ trưởng thành.
Cá cam được yêu chuộng khi ăn theo hình thức Sashimi vì thịt chắc và dai giòn sần sật. Vào mùa đông cá bước vào thời kì chuẩn bị sinh sản nên lượng mỡ tăng cao, đây là lúc cá cam ngon nhất và được gọi là Kanburi. Đối với người Nhật, cá cam là giống cá mùa đông có thể thường xuyên bắt gặp ở khắp các chợ và quán ăn nhà hàng quanh năm.
Thời gian còn lại trong năm, hương vị cá sẽ kém ngon hơn nên bạn nhất định phải dùng thử vào mùa đông nhé!
Xem thêm: https://canghaisan.com/huong-dan-cach-an-sashimi-dung-chuan-nhat-ban/
Cá sòng (Aji)
Có thể đánh bắt ở khắp mọi nơi trên thế giới, cá sòng (Aji) có đặc trưng là mang hương vị của cả cá thịt đỏ và cá thịt trắng. Ở Nhật Bản thì giống cá được ăn chủ yếu là cá sòng Nhật Bản, có tên là Maaji, hương vị thơm ngon, vừa thanh nhẹ vừa ngọt lành.
Cá tráp (Tai)
Vì mang tên giống với từ Omedetai – nghĩa là “Hạnh phúc” – nên cá tráp (Tai) là giống cá thường xuất hiện trong những bữa ăn chúc mừng. Giống với cá sòng, cá tráp cũng mang hương vị thanh đạm và ngọt lành.
Cá mú Nhật Bản (Suzuki)
Cá Suzuki là cá thịt trắng và gần như không có phần thịt đỏ nào. Tương truyền, tên “Suzuki” bắt nguồn từ việc thịt cá trông sạch sẽ như lau (Susugu) của giống cá này. Chất thịt từa tựa như cá tráp, mềm ngọt và thanh đạm.
Mùa cá Suzuki là mùa hè, khi này lượng mỡ tăng, nâng cao chất lượng thịt. Ngoài ra, không có phần nào của cá mà không thể dùng nên bạn có thể chế biến thành nhiều món đa dạng.
Trứng cá hồi (Ikura)
Cảm giác thú vị khi trứng cá vỡ trong miệng là đặc điểm giúp món ăn này luôn có mặt trong thực đơn của nhà hàng Nhật Bản và được thực khách mọi thế hệ yêu thích.
Thật thiếu sót khi nhắc đến các loại sushi hay các loại các làm sashimi mà không có trứng của loài cá hồi, thường được ăn sống bằng cách tẩm ướp với muối hoặc nước tương. Đây là món ăn quen thuộc với các gia đình vào mùa thu ở Hokkaido.
Cá thu (Saba)
Người Nhật ít khi ăn sống cá thu nhưng vẫn có một số giống cá thu thuộc hàng cực phẩm gọi chung là Burando-saba, có đặc điểm là vô cùng tươi ngon thì có thể chế biến thành những món như Shimezaba hoặc Sashimi. Ngoài ra, đây cũng là loại cá giàu DHA và EPA.
Cá thu cùng với cá ngừ và cá sòng là những loại cá có sản lượng được tiêu thụ nhiều trên thế giới và có thể chế biến thành nhiều món đa dạng như nướng, kho, Sushi, Shimezaba (※1) hay cũng thường được đóng hộp.
Tôm hồng (Amaebi)
Đặc điểm của tôm Amaebi là thân có màu hồng hoặc đỏ, vỏ mềm khó tách khỏi thân. Khi ăn sống sẽ cảm nhận được vị ngọt do tôm có nhiều các amino acid như glycine, alanine,… Vì có vị ngọt nên tôm Amaebi rất được trẻ em Nhật Bản yêu thích.
Trên đây là các loại cá làm sashimi mà chúng tôi muốn gợi ý cho các bạn. Mong những thông tin trên sẽ hữu ít cho các bạn. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: https://canghaisan.com/tat-tan-tat-cach-lam-sach-cua-bien-chuan-khong-can-chinh/