Website , Cảng Hải Sản là nơi giao dịch mua bán hải sản tươi sống giữa chủ tàu và các thương lái thu mua,vựa phế liệu Quang Đạt , đối tác của https://gvlawyers.com.vn with hải sản - Đối tác của https://dichvuchuyennhatrongoi.org ; https://muaphelieu24h.net/ ; https://dichvuchuyendo.net/dich-vu-chuyen-nha ; giá phế liệu 247 ;

[Tìm Hiểu] Nên Mua Cua Vào Ngày Nào Để Cua Được Ngon Nhất

nên mua cua vào ngày nào

Trong mỗi chuyến du lịch tại các vùng biển, chắc hẳn ai cũng sẽ phải một lần thưởng thức cua biển – Loài hải sản có thịt chắc, ngọt, thơm ngon và rất dễ gây “nghiện”, được chế biến theo nhiều cách khác nhau như súp, hấp, sốt… Ăn đã nhiều nhưng có chắc bạn hiểu hết về loài hải sản này, từ nguồn gốc xuất xứ, chủng loại cho tới các cách lựa chọn, chế biến sao cho chuẩn nhất và nên mua cua vào ngày nào? Và những thông tin thú vị về cua biển mà chúng tôi chia sẻ ở ngay sau đây, chắc chắn sẽ mang tới cho bạn rất nhiều điều ngạc nhiên về loài hải sản giàu dinh dưỡng này đấy!

Thời điểm mua cua ngon nhất

Để mua được oại cua ngon, bạn nên chọn mua cua vào mùa nước, những ngày cuối tháng, đầu tháng hay vào những đêm tối trời không trăng.

Theo kinh nghiệm dân gian, đây là những thời điểm mà cua chắc và béo thịt nhất. Vào những ngày giữa tháng, cua chuẩn bị hoặc đang lột vỏ do đó chúng sẽ rất yếu hoặc ít thịt.

Một trong những mẹo giúp bạn mua cua ngon các bạn nên mua vào những ngày đầu tháng hoặc cuối tháng âm lịch nhé. Trong kinh nghiệm dân gian thì theo chu kì vào ngày rằm thì cua sẽ nhịn ăn để tiến vào thời kỳ lột vỏ nên cua sẽ rất gầy ít thịt, khi bạn ăn cua sẽ bị ọp nước kém ngon. Vì vậy, bạn đừng bao giờ mua cua vào những thời điểm này nhé.

Cách chọn mua cua biển ngon

Quan sát đặc điểm bên ngoài của cua

Xem càng: Phần da lụa giữa kẹt khuỷu (cùi chỏ) trên càng cua có màu hồng đỏ hoặc màu hồng sậm thì đây là những con cua có nhiều thịt. Bên cạnh đó, nếu phần da chỗ này trơn bóng thì đó là cua mập còn bị nhăn thì đó là những con cua bị ốm, đã bị rọng lâu ngày.

Yếm cua: Những con cua ngon sẽ có phần yếm chắc và hơi cứng khi bóp vào thì đó là những con cua chắc thịt. Ngược lại, phần mềm, không chắc thì chúng sẽ có ít phần thịt hơn.

Mai cua: Dùng tay sờ vào phần mai cua, nếu cảm nhận được độ mềm thì chúng là những con cua có phần thịt không được ngon, phần gạch cũng không ngon.

Đồng thời, bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, nếu cua vẫn còn cử động thì đó là những con cua tươi, thịt ngon. Còn chúng “lịm đi” không cử động nổi có nghĩa là chúng đã sắp chết.

Chọn mua cua theo loại cua

Cua gạch

Để chọn mua những con cua gạch thì bạn nên mua những con cua cái, vì chúng nhiều gạch hơn cua đực. Cua cái có phần yếm (dưới bụng) hình đa giác và phình to, còn cua đực có phần yếm hình tam giác.

Những con cua có gạch sẽ có giá thành đắt hơn những loại khác trên thị trường. Nên chọn mua cua gạch vào những ngày cuối tháng hoặc vào những đêm tối trời, như vậy thì gạch trong cua sẽ nhiều hơn.

cách chọn cua biển ngon

Cua cái so

Đây là những con cua cái vẫn đang trưởng thành và chưa từng trải qua sinh sản. Loại cua này có giá thành khá cao và vô cùng khó mua. Người ta phải bắt chúng từ lúc chúng đã vừa mới trưởng thành. Những con cua này sẽ có phần thịt thơm ngon, chất lượng và thịt rất săn chắc.

Cua y

Loại này có tầm giá trung bình và dễ dễ mua, chúng là những con cái khi chưa có gạch và cua cái khi chắc thịt. Chúng có lượng thịt và gạch không nhiều như hai loại phía trên.

Chọn mua cua ở những nơi uy tín

Đối với bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, bạn nên chọn mua tại những nơi uy tín để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc mua cua cũng vậy, nên mua cua ở chợ, siêu thị hoăc cửa hàng thực phẩm uy tín để tránh những tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó” hay “3 nghìn xôi 7 nghìn lá”.

Cách sơ chế cua biển sạch, đúng cách

Bước 1: Giữ nguyên phần dây buộc cua và dùng vật nhọn đâm vào phần yếm của cua cho đến khi càng và chân cua duỗi thẳng rồi ngưng hoạt động hẳn.

Bước 2: Tháo phần dây buộc cua, bạn nên cẩn thận nếu không rất dễ làm gãy chân hoặc càng cua. Dùng một cái bàn chải đánh răng để chà kỹ từng ngóc ngách trên mình cua. Nên chà cua dưới vòi nước sạch và chảy mạnh để dễ dàng rửa trôi hết bụi bẩn, bùn đất hay rong rêu.

Bước 3: Dùng lực tách rời phần mai và phần thịt cua, bỏ đi phần lông tơ và phần phổi ở bên trong. Dùng muỗng múc lấy phần gạch cua, có thể tách đôi hoặc giữ nguyên phần thân cua tùy vào mục đích sử dụng của các bạn nhé.

Lưu ý khi sơ chế thịt cua biển

  • Bạn không nên cho cua vào trong nước ngay khi mua về, điều này sẽ khiến chúng rất dễ chết do bị “sốc nhiệt”. Nếu cua chết ngay trước khi chế biến sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến phần thịt cua và chất lượng của thành phẩm sau khi chế biến.
  • Sau khi đem cua từ nơi bán về nhà, bạn nên để cua ở nơi thoáng mát, có thể dễ dàng rưới nước để cua không bị “chết khô” do bị thiếu nước.
  • Tuyệt đối không được cắt bỏ phần dây buộc cua khi cua còn sống. Cua biển có kích thước khá lớn và vô cùng hung hăng. Nếu chúng được “tự do” khi còn sống sẽ khiến bạn khó thao tác và rất dễ bị thương.
  • Tốt nhất, bạn nên dùng những vật nhọn để đâm vào phần yếm cua (hủy tủy) để cua không cử động rồi mới tháo bỏ phần dây. Bạn cũng có thể cho cua (vẫn còn buộc dây) vào nước đá để chúng tê các chi đi rồi mới tiến hành sơ chế.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

035.675.1234