Trong số các loại thực phẩm thì hải sản không chỉ có thực phẩm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Vậy hải sản có những lợi ích gì cho sức khỏe ? và những loại hải sản giàu protein? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Các loại hải sản giàu protein tốt cho sức khỏe
Cá hồi
Cá hồi rất giàu hàm lượng axit béo omega – 3 nên nó rất có lợi trong việc làm giảm các nguy cơ bệnh tim mạch do có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của những cục máu đông trong thành mạch. Hơn nữa, cá hồi còn giúp bảo vệ thị lực cho những người bị bệnh thoái hóa điểm vàng. Tuy nhiên, hàm lượng natri có trong cá hồi khá cao (85g cá hồi cung cấp khoảng 20% nhu cầu natri mỗi ngày) nên những người cao huyết áp không nên ăn quá nhiều cá hồi.
Cua Biển
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, cua là loại hải sản có chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao nhất. Axit béo này có khả năng chống viêm cho các bệnh nhân viêm khớp, làm giảm huyết áp. Ngoài ra, cua biển cũng rất dồi dào protein, axit béo omega-3, selen, đồng, crôm, canxi, kẽm… Cua là một trong những loại thực phẩm có lợi cho tim mạch bởi nó chứa lượng calo khá thấp, chất béo bão hòa ít. Nhưng vì cua có tính hàn nên không ăn quá nhiều sẽ gây tình trạng lạnh bụng, đầy bụng… Nên luộc hay hấp chín kĩ cua trước khi ăn.
Mực
Mực chứa hàm lượng nguyên tố đồng rất dồi dào, có lợi cho việc hấp thụ và chuyển hóa sắt để hình thành các tế bào hồng cầu. Hơn nữa, mực cũng chứa hàm lượng các chất có lợi cho tim mạch như: protein, đồng, kẽm, omega-3, vitamin B và i-ốt… Ngoài ra, vitamin nhóm B có trong mực còn giúp bạn giảm bớt chứng đau nửa đầu, phốt pho giúp hấp thu canxi. Tuy nhiên, do mực có một lượng calo cao (100g mực chứa 70calo) nên nếu chế biến mực theo cách chiên, rán sẽ làm tăng calo, transfats (chất béo không có lợi cho cơ thể) sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Tôm Biển
Tôm biểm có chứa chất selenium có khả năng bảo vệ và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tuyến giáp và tim mạch. Ngoài ra, tôm biển còn dồi dào các chất khác như: kẽm, iốt và selen… chứa hàm lượng calo và chất béo là khá thấp. Vì tôm biển có hàm lượng cholesterol khá cao nên những người có cholesterol cao không nên ăn nhiều.
Sò Điệp
Sò điệp là loài hải sản giàu protein, vitamin nhóm B, axit béo omega 3, magiê và kali. Nó chứa lượng calo thấp và không chứa chất béo bão hòa. Nhờ vậy, sò điệp cũng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, đột qụy, và các bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, chú ý không nên ăn sò điệp ở những vùng biển bị ô nhiễm vì có thể sẽ bị trúng độc. Do mức độ retinol quá cao nên phụ nữ có thai nên hạn chế ăn món này.
Trai
Trai là một món hải sản giàu hàm lượng protein, Omega-3 cao nhưng ít cholesterol nên rất có khả năng phòng ngừa bệnh tim mạch. Hơn nữa, trai còn dồi dào selen, sắt, vitamin A, vitamin nhóm B, acid folic, i-ốt và kẽm… Ăn trai thường xuyên rất có lợi đến cho sức khỏe tuyến giáp. Ăn 1 bát trai nhỏ mỗi ngày có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu B12 và một nửa nhu cầu i ốt cho cơ thể. Vì trai có tính lạnh nên phụ nữ mang thai cũng không nên ăn nhiều hải sản này.
Các Loại Sò
Sò cũng là loại hải sản ngon và hấp dẫn. Trong sò chứa nhiều khoáng chất quan trọng giúp cơ thể giảm đi các nguy cơ bị đột quỵ và mất trí. Ngoài ra món sò còn thích hợp với những người đang muốn giảm cân.
Những lưu ý cần biết khi ăn hải sản
Mặc dù những món hải sản ở trên đều có lợi cho sức khỏe chúng ta, nhưng ăn hải sản rất dễ bị dị ứng. Do đó, trước khi ăn hải sản chúng ta phải kiểm tra bản thân mình có khỏe mạnh để ăn được hải sản hay không.
Hiện nay, hàm lượng thủy ngân trong những loại hải sản càng ngày càng cao vì thế nếu ăn nhiều hải sản dễ gây nhiễm thủy ngân quá mức an toàn sẽ có thể gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em và thai nhi.
- Không ăn hải sản với trái cây: bên trong hải sản giàu protein và Canxi còn trong trái cây thì giàu Tannin. Khi ăn cùng lúc 2 món này với nhau sẽ làm giảm sự hấp thụ của protein, canxi của cơ thể, hơn nữa có thể gây ra buồn nôn, đau bụng và các triệu chứng khác. Tốt nhất bạn nên ăn hải sản và trái cây cách nhau khoảng 2 giờ.
- Không nên vừa ăn hải sản vừa uống bia: hải sản luôn được xem là một món “mồi” ngon để nhậu bia đồng thời nhiều người nghĩ bia sẽ giúp dễ tiêu hóa hơn khi ăn hải sản. Tuy nhiên, tôm, cua, ghẹ và các loại hải sản khác khi gặp men dễ làm tăng hàm lượng Acid Uric (nguyên nhân gây bệnh sỏi thận, bệnh gout…).
- Không ăn hải sản đã chết: ăn những loại hải sản có vỏ như ốc, hào, ngao, sò huyết…đã chết rất dễ gây dị ứng. Ngoài ra, Acid béo không bão hòa chứa bên trong hải sản có thể dễ dàng bị oxy hóa.
- Không ăn các món gỏi làm từ hải sản: Các món gỏi hải sản là các món chỉ chế biến vẫn còn tái nghĩa là hải sản vẫn chưa được nấu chín kỹ, nấu chín để tiêu diệt hết các loài vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
Xem thêm:
- Con nhum biển có tác dụng gì với cơ thể của chúng ta
- Cá ngựa có tác dụng gì với sức khỏe con người
- Con ngán có tác dụng gì đối với cơ thể