Website , Cảng Hải Sản là nơi giao dịch mua bán hải sản tươi sống giữa chủ tàu và các thương lái thu mua,vựa phế liệu Quang Đạt , đối tác của https://gvlawyers.com.vn with hải sản - Đối tác của https://dichvuchuyennhatrongoi.org ; https://muaphelieu24h.net/ ; https://dichvuchuyendo.net/dich-vu-chuyen-nha ; giá phế liệu 247 ;

Tôm Hùm Sống Ở Đâu? Nước Ngọt Hay Nước Mặn

Tôm hùm sống ở đâu? Hầu hết các giống tôm có thành phần loài phong phú thuộc họ tôm hùm Gai (Palinuridae) đều tập trung ở những vùng biển nhiệt đới. Chúng sống từ vùng trung triều đến vùng biển sâu tới 3.000 m cách mặt nước biển, sống thành bầy đàn trong hang để bảo vệ nhau và trốn tránh kẻ thù. Tìm hiểu về môi trường sinh sống và các vùng phân bố tôm hùm sẽ giúp hiểu được những đặc điểm sinh thái tự nhiên của chúng, từ đó lựa chọn được khu vực nuôi tôm có đặc điểm môi trường thích hợp, đồng thời điều chỉnh các thông số như độ sâu, độ mặn,… theo từng các giai đoạn phát triển, giúp tôm thích nghi tốt với điều kiện nuôi lồng.

Yếu tố về nền đáy

Cấu tạo phần nền đáy là một trong những yếu tố môi trường quan trọng, quyết định sự phân bố của tôm, đặc biệt là tôm hùm trưởng thành. Tôm hùm thường tập trung chủ yếu ở trong các hang hốc có nền đáy là đá, san hô, đá tảng, bùn, cát hoặc thảm thực vật (tảo bẹ).

Riêng tôm hùm Bông (Panulirus ornatus), tôm hùm Đỏ (P. longipes), tôm hùm Đá (P. homarus) và tôm hùm Sen (P. versicolor) thường sinh sống ở những hang đá tảng và hang đá nhỏ có ánh sáng chiếu rọi tới; tôm hùm Tre (P. polyphagus) lại thích vùi mình dưới cát vì thế hay gặp loài này phân bố ở những vùng đáy cát, đá cuội có rong biển phát triển.

Có thể bạn quan tâm: https://canghaisan.com/tom-hum-song-duoc-bao-lau-cach-bao-quan-tom-hum-dung-cach/

Yếu tố về độ sâu

Độ sâu có ảnh hưởng khá lớn đến sự phân bố của các loài tôm hùm trong tự nhiên.

Ở giai đoạn tôm con, chúng phân bố ở độ sâu khoảng 1-5m nước, nhưng khi đến giai đoạn trưởng thành thì hầu hết các loài tôm hùm phân bố ở độ sâu trong khoảng từ 5-100m nước, ngoài ra cũng gặp ở độ sâu đến 180-400m như loài Panulirus delagoae.

Nghiên cứu của một số nhà kỹ sư nuôi trồng thủy sản cho thấy, ở vùng biển miền Trung Việt Nam, tôm hùm con bắt gặp ở độ sâu từ 0,5-5m so với mặt nước biển. Tuy nhiên, trong cùng một vùng nhưng các loài khác nhau lại sống ở những độ sâu khác nhau, theo mức độ tăng dần như sau: tôm hùm Sỏi (Panulirus stimpsoni); tôm hùm Bông (P. ornatus); tôm hùm Đá nhỏ (P. homarus); tôm hùm Đỏ (P. longipes) có ở độ sâu khoảng 4-6m. Do vậy, khi ươm nuôi tôm hùm cần chú ý đến độ sâu khi đặt lồng, thường ở 2-3m.

Trong giai đoạn trưởng thành, tôm hùm phân bố ở độ sâu trên 10m cho tới 35-50m, thường là các rặng san hô, ven bờ và hải đảo.

Yếu tố về nhiệt độ nước

Nhiệt độ nước là một trong những tham số của hệ sinh thái quan trọng, quyết định sự phân bố của các giống tôm hùm của họ Palinuridae. Hầu hết các loài tôm thuộc giống Panulirus sống ở vùng nước ấm, nhiệt độ nước dao động từ 20-300C, trung bình khoảng 250C, đó là những vùng thềm lục địa, vĩ độ thấp trong khoảng 35-40.

Ở vùng biển ở miền Trung nước ta, những số liệu điều tra cho thấy, nhiệt độ nước ở trong vùng phân bố tự nhiên của tôm hùm Bông nhỏ dao động từ khoảng 24-3 0C; còn của tôm hùm trưởng thành từ khoảng 26-290C vào mùa hè và khoảng 22-270C vào mùa đông. Hơn nữa, khi nhiệt độ nước bị thay đổi đột ngột, chẳng hạn như tăng lên khoảng 3-50C thì hầu như tôm hùm con của các loài đều bị chết, khi giảm nhiệt độ nước xuống khoảng 50C pha lột xác của tôm hùm sẽ chậm dần và dừng lại hoàn toàn.

Yếu tố về độ mặn

Độ mặn là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng rất mạnh đến đời sống của tôm hùm, đặc biệt là tôm con.

Những số liệu điều tra đã cho thấy vùng phân bố tôm hùm con ngoài tự nhiên có độ mặn dao động khoảng 33-34‰. Sự thay đổi đột ngột của độ mặn (từ 5-15‰) sẽ làm hoạt động bắt mồi của tôm con giảm từ 30-90%, khi độ mặn đã giảm xuống đến 20-25‰ và kéo dài trong khoảng 3-5 ngày sẽ gây nên tình trạng chết từ từ ở tôm con. Độ mặn của biển có tác động đến hoạt động bắt mồi, khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm hùm con,… từ đó sẽ có những thay đổi bất lợi hoặc kéo dài thời gian lột xác hoặc gây khả năng chết cao đối với chúng.

Số liệu điều tra ở những khu vực miền Trung Việt Nam cho thấy, tôm hùm trưởng thành sống ngoài ở khơi trong độ sâu dưới 10m nước, độ mặn dao động từ 30-35‰.

Yếu tố về nguồn thức ăn tự nhiên

Tôm hùm được coi là một trong những động vật ăn mồi sống chủ yếu trong hệ sinh vật đáy ở biển. Chúng bắt mồi vào ban đêm trên những vùng rạn có những nguồn thức ăn phong phú bao gồm các loài liên quan với rạn san hô và sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc chung của hệ sinh thái hoặc một vùng nào đó của hệ sinh thái, kể cả thành phần loài và mức độ phong phú của các sinh vật là mồi của chúng.

Ở nước ta, nghiên cứu của một số kỹ sư nuôi trồng cho thấy, thành phần động thực vật thường gặp ở vùng tôm hùm phân bố bao gồm: các động vật thuộc lớp giáp xác nhỏ (tôm, cua), thân mềm (sò, vẹm, ốc), sao biển, cầu gai, một số loài cá (cá đáy, cá rạn san hô), huệ biển, hải sâm và các loài rong, rêu.

Xem thêm: https://canghaisan.com/huong-dan-cach-chon-ghe-dung-chuan-sieu-ngot/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

035.675.1234